Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022 và kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đắk Nông ban hành

Số hiệu 07/CT-UBND
Ngày ban hành 11/07/2019
Ngày có hiệu lực 11/07/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Nguyễn Bốn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-UBND

Đắk Nông, ngày 11 tháng 07 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2020-2022 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

Năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm cuối thực hiện các Kế hoạch 05 năm 2016-2020, cũng là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc là thứ XIII của Đảng. Yêu cầu đặt ra đối với các Sở, Ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và các huyện, thị xã là cần theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước; xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022 và Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025; đồng thời, duy trì sự tập trung cao độ, nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao nhất, triển khai quyết liệt, đng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Để việc xây dựng Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, lập Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022 và Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 của địa phương theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 25/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã như sau:

I. XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020

1. Về nguyên tắc

- Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 phải phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016-2020, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, các chương trình hành động và văn bản chỉ đạo có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.

- Việc triển khai xây dựng Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 phải đảm bảo tính hệ thống, đng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và tăng cường trách nhiệm giải trình trong xây dựng kế hoạch và phân bổ các nguồn lực.

2. Về yêu cầu

- Đánh giá sát, đúng thực chất tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2019, bao gồm: các mục tiêu, nhiệm vụ được giao; dự toán ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2019 và ước thực hiện cả năm 2019; phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và các tồn tại, hạn chế, trong đó phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan, các biện pháp khắc phục.

- Trên cơ sở kết quả đã đạt được các năm 2016-2018, ước thực hiện kết quả năm 2019 và dự báo tình hình, các Sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh và các huyện, thị xã xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

3. Định hướng xây dựng

Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nâng dần tỷ trọng thu nội địa, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư, bảo đảm chi trả nợ, chi cho con người, an sinh xã hội và chi cho quốc phòng, an ninh; kiểm soát bội chi, nợ công theo mục tiêu đề ra.

4. Nhiệm vụ xây dựng

a) Dự toán thu ngân sách nhà nước

- Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2020 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, trên cơ sở đánh giá sát tình hình thu ngân sách nhà nước các năm 2016-2018 và ước thực hiện năm 2019; đồng thời phân tích, dự báo tình hình kinh tế, tài chính, đặc biệt là những nhân tố tác động làm thay đổi tình hình sản xuất - kinh doanh, đầu tư, phát triển của doanh nghiệp và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu năm 2020; tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thu; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử; phát hiện và ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn lậu thuế; tăng cường xử lý nợ đọng thuế.

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 của tỉnh tăng trên 12% so với đánh giá ước thực hiện năm 2019, trong đó dự toán thu nội địa (không kthu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức và lợi nhuận sau thuế) năm 2020 bình quân chung của tỉnh tăng tối thiểu 10-12% so với đánh giá ước thực hiện năm 2019. Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng huyện, thị xã.

- Dự toán thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tiếp tục được xây dựng trên cơ sở kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

b) Dự toán chi ngân sách nhà nước

Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 phù hợp với các mục tiêu cơ cấu lại ngân sách giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, gắn với việc triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII), Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII); tiếp tục quán triệt yêu cầu công khai, minh bạch và thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động sắp xếp các khoản chi và thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2020. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cphần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước.

Khi xây dựng dự toán và bố trí ngân sách nhà nước năm 2020, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã cần chú ý các nội dung sau:

(1) Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn vốn ODA, vốn viện trợ, vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn thu xổ số kiến thiết, nguồn thu từ bán vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp, nguồn thu tiền sử dụng đất) phải phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016-2020.

Việc bố trí vốn kế hoạch chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước phải thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn; bám sát các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 10/04/2018; rà soát, đánh giá lại kế hoạch đầu tư công trung hạn, kiến nghị điều chỉnh trong phạm vi tổng mức kế hoạch đã được phê duyệt cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới.

Năm 2020 là năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 do đó bố trí đủ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản còn lại chưa thanh toán, vốn cho 02 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, vốn cho các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2020; ưu tiên bố trí vốn thu hồi vốn ứng trước, đầu tư cho các chương trình mục tiêu đã được phê duyệt nhằm hướng đến mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nông nghiệp, nông thôn, các vùng miền núi, vùng đng bào dân tộc, vùng bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai; các dự án, công trình y tế, giáo dục, các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm tạo sức lan tỏa và kết nối phát triển; các dự án quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền bin đảo; không bố trí vốn cho các dự án không có khả năng giải ngân.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất) và số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ chi phí liên quan) phải nộp ngân sách nhà nước và được ưu tiên bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước cho mục đích đầu tư phát triển theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn Luật. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 từ nguồn thu này gửi cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền quyết định.

(2) Chi thường xuyên:

Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo các lĩnh vực cụ thể, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội; chú trọng cải cách hành chính theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, tận dụng hiệu quả các cơ hội từ những thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ