Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm từ dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2019
Số hiệu | 07/CT-UBND |
Ngày ban hành | 12/04/2019 |
Ngày có hiệu lực | 12/04/2019 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | Lê Văn Bình |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND |
Ninh Thuận, ngày 12 tháng 4 năm 2019 |
Hiện nay tình hình dịch bệnh từ gia súc, gia cầm đang diễn biến phức tạp tại một số tỉnh thành trên cả nước như dịch tả lợn Châu Phi, dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm có chủng A/H5N6... Việc sử dụng các loại thực phẩm bẩn, thực phẩm không bảo đảm chất lượng từ các động vật bị bệnh, động vật chết để chế biến thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của người dân, đặc biệt là bữa ăn của các em học sinh tại các trường mầm non đang là mối quan tâm, lo lắng đối với cơ quan quản lý, người dân cũng như phụ huynh học sinh.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt bảo đảm an toàn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của các em học sinh tại các cơ sở giáo dục từ mầm non trở lên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn; kiểm tra nguồn gốc đối với các nguyên liệu, phụ gia thực phẩm sử dụng để chế biến thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và phải có dấu kiểm dịch thú y theo quy định.
b) Phát hiện sớm và kiên quyết xử lý các vi phạm an toàn thực phẩm, đặc biệt là các hành vi sử dụng các loại thực phẩm không bảo đảm như động vật bị bệnh, động vật chết, không rõ nguồn gốc, xuất xứ để chế biến thực phẩm.
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền các thông điệp bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm.
d) Nâng cao chất lượng giám sát, phát hiện sớm các vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm bẩn; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và phương án để điều tra, cấp cứu, điều trị có hiệu quả người bệnh và xử lý triệt để nhằm giảm thiểu quy mô ảnh hưởng của các vụ ngộ độc trên địa bàn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Công khai trên các phương tiện truyền thông các cơ sở giết mổ không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
Duy trì đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh và các phản ánh về mất an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.
b) Chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh đang diễn ra trong nước và các tỉnh giáp ranh để áp dụng, triển khai ngay các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch lây lan trên địa bàn tỉnh; tuyệt đối không lơ là, chủ quan phòng chống lây lan dịch bệnh từ các tỉnh lân cận; chỉ đạo đơn vị chức năng tăng cường công tác giám sát, khi phát hiện các ổ dịch nghi ngờ phải lập tức lấy mẫu gửi xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra các biện pháp chống dịch hiệu quả. Khoanh vùng, xử lý triệt để khi dịch bệnh có dấu hiệu xuất hiện.
c) Phối hợp các đơn vị truyền thông trong tỉnh tăng cường các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn hộ chăn nuôi, thú y cơ sở thường xuyên theo dõi đàn gia súc, gia cầm, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; thực hiện định kỳ, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm phải tuân thủ theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-83:2011/BNNPTNT được ban hành tại Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho cán bộ thú y từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn; tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm cho chủ cơ sở, các đối tượng tham gia giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
a) Phối hợp với các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt tại các chợ, siêu thị, các công ty phân phối thực phẩm,… tập trung kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, giấy xác nhận kiểm dịch của cơ quan thú y để kịp thời phát hiện, ngăn chặn thực phẩm bẩn tiêu thụ trên thị trường. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
b) Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực phẩm thực hiện đúng các quy định trong kinh doanh thực phẩm; lưu đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm; không kinh doanh các loại sản phẩm nhập lậu, sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
a) Tăng cường kiểm tra tại các điểm thu gom, tập kết, trung chuyển sản phẩm từ gia súc, gia cầm, trong đó chú trọng các chợ, siêu thị, địa bàn đông dân cư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vận chuyển, kinh doanh các sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhập lậu, không rõ về nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch của cơ quan Thú y.
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan thành lập các đoàn kiểm tra, kiểm soát tại các điểm nóng về kinh doanh, giết mổ động vật trái phép nhằm kiểm soát có hiệu quả việc kinh doanh, vận chuyển các sản phẩm từ gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Chỉ đạo các lực lượng chức năng theo dõi tình hình, điều tra, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc gia cầm mắc bệnh, hoặc các sản phẩm từ gia súc gia cầm nghi nhập lậu hoặc vận chuyển trái phép qua địa bàn tỉnh hoặc từ các tỉnh đang có dịch bệnh vào tỉnh Ninh Thuận; cần có biện pháp giáo dục, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
a) Chủ động phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh bằng nhiều hình thức; bảo đảm an toàn bếp ăn tập thể, phòng chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm.
b) Chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả đối các cơ sở giáo dục tổ chức giám sát nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; các tổ chức, cá nhân phục vụ ăn uống trong trường học tuyệt đối không sử dụng thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để chế biến thực phẩm. Đối với các trường học hợp đồng từ cơ sở dịch vụ ăn uống bên ngoài vào thì yêu cầu cơ sở cung cấp thức ăn phải có chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Phát hiện kịp thời và báo cáo với cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.
c) Giám sát chặt chẽ việc tổ chức quảng cáo các loại thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, hoạt động phát sữa miễn phí của các tổ chức, cá nhân. Chỉ được quảng cáo khi tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm; thông báo ngay cho các cơ quan chức năng tại địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.