Chỉ thị 07/2002/CT-UB triển khai công tác tư pháp trên địa bàn thành phố Hà nội năm 2002 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu | 07/2002/CT-UB |
Ngày ban hành | 26/02/2002 |
Ngày có hiệu lực | 26/02/2002 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Quốc Triệu |
Lĩnh vực | Thủ tục Tố tụng |
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2002/CT-UB |
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2002 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2002
Năm 2002 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về Thủ đô Hà Nội. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác Tư pháp, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII, triển khai thi hành Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội.
Đối với công tác Tư pháp năm 2002 ở Hà Nội phải tiếp tục có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới của đất nước và Thủ đô, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách Tư pháp, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Thực hiện Chỉ thị 01/2002/CT-BTP ngày 02/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của công tác Tư pháp năm 2002; UBND Thành phố yêu cầu các cấp, các ngành cần tập trung triển khai công tác Tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2002 như sau :
- Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của công tác Tư pháp trong hoạt động quản lý Nhà nước ở Thủ đô, xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp trong sạch, vững mạnh, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ, cải cách hành chính, cải cách Tư pháp; xác định rõ ý thức trách nhiệm phục vụ của mỗi cán bộ công chức ngành Tư pháp đối với nhiệm vụ được giao; khẳng định trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân dân, tạo thuận lợi để tổ chức tốt công tác Tư pháp từ cơ sở đến thành phố.
- Quán triệt nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về Thủ đô Hà Nội, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác Tư pháp, Pháp lệnh Thủ đô Hà nội và các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành của Trung ương và Thành phố có liên quan để triển khai công tác Tư pháp ở Thủ đô đạt chất luợng, hiệu quả cao hơn.
Công tác Tư pháp của Thành phố năm 2002 cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau đây :
1.1. Triển khai "Năm kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan Tư pháp từ thành phố đến quận, huyện, phưưòng, xã" theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
1.2. Củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế của các Sở, Ngành, cơ quan thuộc thành phố, từ đó tạo sự phối hợp đồng bộ trong triển khai công tác Tư pháp ở địa phương. Tập trung kiện toàn tổ chức các đơn vị thuộc Sở Tư pháp, Toà án nhân dân quận huyện, cơ quan Thi hành án dân sự, Tư pháp quận huyện và cơ sở để các đơn vị phát huy vai trò chủ dộng tham mưu, phục vụ nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội ở địa phương.
1.3. Làm tốt công tác giáo dục rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Tư pháp các cấp vững mạnh về chính trị, giỏi nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch ban hành văn bản qui phạm pháp luật của địa phương; chú trọng soạn thảo, thẩm định, rà soát các văn bản qui phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực : quản lý kinh tế - đô thị, phòng chống tội phạm và tệ nạn ma tuý, mại dâm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vv... trên địa bàn thành phố.
2.2. Thành lập ban soạn thảo, thẩm định các văn bản qui phạm pháp luật thành phố Hà Nội; xây dựng qui chế hoạt động của Ban soạn thảo.
2.3. Thành lập ban soạn thảo, thẩm định các văn bản qui phạm pháp luật thành phố Hà Nội, xây dựng Qui chế hoạt động của Ban soạn thảo.
2.3. Xây dựng kế hoạch, định kỳ kiểm tra đánh gía chất lượng tiến độ thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản qui phạm pháp luật của quận, huyện, sở ngành thành phố.
3.1. Đảm bảo hoạt động thường xuyên, có hiệu quả Ban chỉ đạo công tác THA dân sự thành phố.
3.2. Thành lập và sớm đưa các Ban chỉ đạo công tác THA ở các quận, huyện vào hoạt động.
3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với công tác THA dân sự tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc có điều kiện thi hành; từng bước giảm án tồn đọng.
3.4. Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng pháp luật mọi khiếu nại tố cáo trong công tác thi hành án dân sự.
3.5. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân, gây khó khăn ... cho việc thi hành án của các chấp hành viên, cán bộ, nhân viên các cơ quan thi hành án.
4 - Hướng mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cơ sở.
4.1. Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp, củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cơ sở.
4.2. Tập trung tuyên truyền phổ biến các văn bản qui phạm pháp luật phục vụ bầu cử đại biểu quốc hội khoá XI.