Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2016 về triển khai thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu 06/CT-UBND
Ngày ban hành 12/05/2016
Ngày có hiệu lực 12/05/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Phạm Ngọc Nghị
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐẮK LẮK

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Đk Lk, ngày 12 tháng 05 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Kể từ ngày 01/7/2016, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) số 80/2015/QH13 (sau đây gọi chung là Luật) chính thức có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008 và Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004. Đây là đạo Luật rất quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, văn bản QPPL của HĐND, UBND các cấp nói riêng.

Để việc thi hành Luật nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 11/9/2015, Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 19/11/2015 về việc triển khai thi hành Luật, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Quyết định số 1785/QĐ-BTP ngày 07/10/2015 và của UBND tỉnh tại Quyết định số 3049/QĐ-UBND ngày 16/11/2015 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị Thủ trưởng các Sở, ban, ngành ở tỉnh; Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tập trung triển khai các nhiệm vụ sau:

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành ở tỉnh; Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung, tinh thn Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật bằng các hình thức, nội dung phù hợp ở cơ quan, đơn vị, địa phương;

b) Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng văn bản QPPL, đặc biệt là công tác xây dựng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh và chịu trách nhiệm về chất lượng, thời gian trình đề nghị, dự thảo văn bản thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh;

c) Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương;

d) Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật theo hướng chuyên nghiệp; điều động, luân chuyn công chức đáp ứng đủ năng lực, trình độ để làm công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật đủ về biên chế và có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ theo quy định của Luật;

đ) Đảm bảo kinh phí và các nguồn lực khác đ nâng cao cht lượng công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, công tác pháp chế tại cơ quan, đơn vị;

e) Chịu trách nhiệm tham mưu hoặc tham mưu ban hành kịp thời, đy đủ các nghị quyết, quyết định QPPL quy định chi tiết của HĐND, UBND; chịu trách nhiệm về việc kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa thường xuyên, theo chuyên đvăn bản QPPL của HĐND, UBND trong phạm vi lĩnh vực, địa phương quản lý;

g) Tham gia thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết do UBND tỉnh trình hoặc tham gia hội đồng tư vấn thẩm định theo đề nghị của Sở Tư pháp và chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định, tư vấn trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.

2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành ở tỉnh:

a) Thực hiện đầy đủ việc tổng kết, đánh giá, lấy ý kiến (tăng cường lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và đi tượng chịu sự điu chỉnh trực tiếp ca các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, dự thảo văn bản QPPL), trả lời các đề nghị góp ý; lập hồ sơ và đề nghị thm định đi với đnghị xây dựng nghị quyết có nội dung liên quan đến chính sách, biện pháp nhm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cp trên, biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quc phòng, an ninh ở đa phương hoặc biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điu kiện phát trin kinh tế xã hội của địa phương theo đúng quy định tại Khoản 3 Điu 111 của Luật;

b) Không đề xuất quy định thủ tục hành chính trong các dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh, trừ trường hp được giao trong Luật;

c) Chỉ đạo việc lập chuyên mục lấy ý kiến vào đ xut ban hành nghị quyết, dự thảo văn bản QPPL trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị; đăng tải các dự thảo đề nghị xây dựng nghị quyết, dự thảo văn bản QPPL tại chuyên mục lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;

d) Rà soát các thủ tục hành chính đã được ban hành trong các nghị quyết, quyết định QPPL để tham mưu lộ trình bãi bỏ theo thẩm quyền; đồng thời, tham mưu HĐND, UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản QPPL quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực này nếu cần thiết theo quy định tại Khoản 4 Điu 172 của Luật và Đim e Khoản 7 Chỉ thị s 28/CT-TTg;

đ) Rà soát các chỉ thị QPPL đã tham mưu ban hành trước đây để kiến nghị bãi bỏ, thay thế bằng các văn bản phù hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 172 Luật Ban hành văn bản QPPL và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Đim e Khoản 7 Chỉ thị số 28/CT-TTg.

3. Giám đốc Sở Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản của Luật đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh;

b) Tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện thể chế đối với công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn bản QPPL tại các Sở, ban, ngành ở tỉnh, HĐND, UBND cấp huyện trên địa bàn;

c) Tổ chức thực hiện tốt công tác thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết và các dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL theo quy định của Luật;

d) Duy trì việc cập nhật văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh trên Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật tỉnh Đắk Lắk; phối hp với Sở Thông tin và Truyn thông, Văn phòng UBND tỉnh trích xuất Cơ sở dữ liệu này trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo quy định;

đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh kiến nghị hình thức xử lý trách nhiệm đối với các Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo, thm định, trình, ban hành văn bản QPPL trong trường hợp dự thảo văn bản được phân công thực hiện không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật.

4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh:

a) Kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật đối với các đề nghị ban hành nghị quyết, dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh; không trình UBND tỉnh đối với các đề nghị, dự thảo văn bản QPPL chưa đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định của Luật.

b) Phối hợp với Sở Tư pháp thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, báo cáo UBND tỉnh giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản QPPL.

5. Giám đốc Sở Tài chính:

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ