Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2021 về cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Số hiệu 05/CT-UBND
Ngày ban hành 26/03/2021
Ngày có hiệu lực 26/03/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Nguyễn Văn Thọ
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 26 tháng 3 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CẢI THIỆN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Trong giai đoạn từ 2011 – 2019, các chỉ số tăng điểm và giảm điểm của Bà Rịa – Vũng Tàu cũng theo xu hướng chung của cả nước, qua đó cho thấy sự phù hợp, nhất quán trong việc chỉ đạo điều hành của chính quyền địa phương với trung ương. UBND tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì và tăng cường hơn nữa công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải thiện các chỉ số thành phần PCI của tỉnh trong giai đoạn 2020 – 2025 một cách đồng đều, góp phần tăng thứ hạng PCI của tỉnh.

Bên cạnh việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 25/9/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 – 2025; các chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đề ra trong giai đoạn 2020 - 2025; Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và trên cơ sở Báo cáo số 75/BC-BPC ngày 29/7/2020 của Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về Kết quả giám sát chuyên đề: “Kết quả tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao các chỉ số PCI, PAPI, PARINDEX và các chỉ số theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh”; để cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2020 – 2025, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:

I. Mục tiêu chung:

Phấn đấu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành cao nhất cả nước.

II. Các giải pháp cụ thể đối với từng chỉ số :

1. Chỉ số Gia nhập thị trường

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai các giải pháp để cải thiện và nâng cao chỉ số Gia nhập thị trường, trong đó tăng cường thực hiện một số giải pháp:

+ Thực hiện đồng bộ và hiệu quả Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công,...Rà soát các quy trình thủ tục gia nhập thị trường của từng ngành, đơn vị theo các Luật và quy định của Chính phủ mới ban hành.

+ Đảm bảo thời gian giải quyết đúng hạn và sớm trước quy định đối với cả thủ tục đăng ký mới và thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp.

+ Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giải đáp về các thủ tục để đăng ký thành lập doanh nghiệp; đăng ký đủ điều kiện hoạt động (đối với các ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện).

+ Phối hợp với Cục thuế tỉnh, Hải quan tỉnh nâng cao tỉ lệ các tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp, thuế, hải quan qua mạng điện tử để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đúng và sớm hơn quy định, bảo đảm nguyên tắc hướng dẫn một lần, đầy đủ để doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động.

+ Duy trì niêm yết công khai đầy đủ thủ tục hành chính gồm biểu mẫu chi tiết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trên Cổng thông tin điện tử, trang web cải cách thủ tục hành chính và trang web các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp.

+ Nâng cao hơn nữa chất lượng tư vấn, hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp (trực tiếp, qua điện thoại hay email...); nâng cao chất lượng website/trang thông tin điện tử của đơn vị đối với hạng mục hướng dẫn thủ tục đầu tư kinh doanh; chính sách liên quan đến khu vực tư nhân để tham mưu, đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ thúc đẩy khối doanh nghiệp tư nhân phát triển.

+ Tiếp tục nghiên cứu, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư đối với các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài so với quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư.

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở quản lý chuyên ngành (Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch…):

+ Tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ (liên quan đến điều kiện hoạt động của doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động sau khi đăng ký.

+ Niêm yết công khai đầy đủ thủ tục hành chính gồm biểu mẫu chi tiết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trên Cổng thông tin điện tử, trang web cải cách thủ tục hành chính và trang web các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố nhằm nâng cao tỉ lệ các tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp, thuế, hải quan qua mạng điện tử để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục.

+ Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nữa chất lượng của cán bộ, công chức được cử làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, đảm bảo am hiểu về chuyên môn, nhiệt tình thân thiện. Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp đạt các tiêu chuẩn về vị trí việc làm, thâm niên công tác, có phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc,... phù hợp theo quy định hiện hành.

2. Chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

- Giao Sở Tư pháp, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh triển khai các giải pháp cải thiện Chỉ số “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”:

+ Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh góp ý các hồ sơ dự thảo Luật, Nghị định, Thông tư khi cấp trên yêu cầu; đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật thuộc ngành quản lý; tham mưu UBND tỉnh góp ý, đề xuất bổ sung hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền tài sản/thực thi hợp đồng của doanh nghiệp.

+ Triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Tăng cường vai trò của các Trung tâm tư vấn pháp luật, đội ngũ Luật sư trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật, chú trọng tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

- Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án dân sự nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, chất lượng hoạt động xét xử các loại vụ án, đẩy nhanh tiến độ thi hành án dân sự để doanh nghiệp tin tưởng vào sự bảo vệ của pháp luật.

- Tòa án tỉnh kịp thời xử lý đúng quy định đối với hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp; đảm bảo các tranh chấp hợp đồng và phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định.

- Các sở, ban, ngành rà soát các văn bản pháp quy do UBND Tỉnh ban hành liên quan đến các chính sách tại địa phương để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách.

- Cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử các vụ án liên quan đến dự án đầu tư đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp công bằng, đúng pháp luật.

[...]