Kế hoạch 227/KH-UBND về cải thiện chỉ số PCI tỉnh Lào Cai năm 2021

Số hiệu 227/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2021
Ngày có hiệu lực 13/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Trịnh Xuân Trường
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 227/KH-UBND

Lào Cai, ngày 13 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CẢI THIỆN CHỈ SỐ PCI TỈNH LÀO CAI NĂM 2021

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục tạo sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị về triển khai thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước.

Nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng môi trường kinh doanh, thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi đáp ứng về bình đng giới tạo động lực cho thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Một số mục tiêu cụ thể

Phấn đấu điểm chỉ số PCI tỉnh Lào Cai năm 2021 đạt trên 72 điểm, nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành “Tốt” trên cả nước. Phấn đấu đến hết năm 2021 các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh tiếp tục đạt và vượt các chỉ tiêu đã đạt năm 2020.

Tập trung cải thiện mạnh điểm số các chỉ số thành phần có trọng số cao, điểm số sụt giảm trong năm 2020, gồm: (1) Tiếp cận đất đai; (2) Tính minh bạch; (3) Cạnh tranh bình đẳng; (4) Tính năng động; (5) Đào tạo lao động.

Duy trì và cải thiện các chỉ số tăng điểm trong năm 2020, gồm: (1) Chi phí gia nhập thị trường; (2) Chi phí thời gian; (3) Chi phí không chính thức; (4) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (5) Thiết chế pháp lý.

(Chi tiết tại Phụ biểu kèm theo)

3. Yêu cầu

Thủ trưởng các cơ quan, địa phương tổ chức quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, các bộ phận, phòng ban nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Cơ quan, địa phương được giao nhiệm vụ phụ trách, chủ trì có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Chỉ số thành phần “Chi phí gia nhập thị trường”

Mục tiêu đạt 7,9 điểm trở lên (tăng 0,1 điểm trở lên so với năm 2020)

(1) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư quan Thường trực Tổ hỗ trợ doanh nghiệp, đầu mối tổng hợp thông tin, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển và đóng góp cho địa phương trong giai đoạn tới.

(2) Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công:

Tiếp tục thực hiện rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đầu tư so với quy định. Tiếp tục thực hiện đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và sở, ngành (DDCI) gắn kết quả DDCI với công tác tham mưu về thi đua, khen thưởng tạo sự cạnh tranh giúp nâng cao năng lực điều hành.

(3) Giao Thủ trưởng các quan, địa phương chủ động giải quyết thủ tục hành chính chuyên ngành thuộc lĩnh vực phụ trách sau đăng ký thành lập doanh nghiệp để rút ngắn thời gian chính thức đi vào hoạt động cho doanh nghiệp.

2. Chỉ số thành phần “Tiếp cận đất đai”

Mục tiêu đạt 7,3 điểm trở lên (tăng 0,3 điểm trở lên so với năm 2020)

(1) Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Tập trung, tiếp tục rà soát, đề xuất các giải pháp, quy trình nhằm rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp từ 30 ngày xuống còn 15 ngày. Kịp thời cung cấp thông tin về giá đất, giá đất tạm tính, cập nhật, bổ sung kế hoạch sử dụng đất hàng năm để giới thiệu, thu hút đầu tư, đặc biệt là các lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều lao động, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

(2) Giao Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Chủ động rà soát quỹ đất công do nhà nước quản lý đang sử dụng chưa đúng mục đích hoặc không đạt hiệu quả cao; xây dựng phương án thu hồi và tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư. Phối hợp thực hiện tốt công tác thu hồi đất, bồi thường và GPMB đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật.

(3) Giao Giám đốc Sở Công Thương phối hợp với Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, địa phương liên quan rà soát, kiểm tra, thống kê quỹ đất để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu và các Khu công nghiệp; nghiên cứu, đề xuất thành lập các Khu công nghiệp mới để thu hút đầu tư.

3. Chỉ số thành phần “Tính minh bạch”

[...]