Chỉ thị 05/CT-BYT năm 2012 tăng cường thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 05/CT-BYT
Ngày ban hành 10/09/2012
Ngày có hiệu lực 10/09/2012
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thị Kim Tiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y T
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 05/CT-BYT

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2012

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH SAU KHI ĐIỀU CHỈNH GIÁ DỊCH VỤ Y TẾ

Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã quan tâm, ban hành một số văn bản quan trọng về công tác y tế như: Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/3/2005 của Bộ Chính trị về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Kết luận số 42-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương và giá dịch vụ) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; Kết luận số 43-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về 03 năm thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW và 05 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW; Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thời gian qua, ngành y tế đang tích cực thực hiện các chđạo trên, trong đó có thực hiện đổi mới cơ chế tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập gắn với thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, từng bước tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ y tế. Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ký Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT/BYT-BTC ngày 29/02/2012 ban hành mức giá tối đa của 447 dịch vụ y tế, thay thế giá các dịch vụ đã ban hành từ năm 1995 và một số dịch vụ ban hành năm 2006, tạo điều kiện để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có kinh phí triển khai thực hiện các dịch vụ, kỹ thuật y tế, duy tu, bảo dưỡng các trang thiết bị y tế, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, người có thẻ bảo hiểm y tế và đối tượng chính sách được tốt hơn.

Tuy nhiên, trong thời gian qua một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa quan tâm đúng mức các điều kiện phục vụ người bệnh và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, còn có các ý kiến của người bệnh, cộng đng và cơ quan truyền thông về giá dịch vụ y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa tương xứng.

Đtừng bước khắc phục vấn đề này, tiếp tục nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cu:

1. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, khẩn trương chỉ đạo thực hiện, kim tra, giám sát, áp dụng khen thưng, kỷ luật, có hình thức xử lý thích hợp đi với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của Chỉ thị số 06/2007/CT-BYT, ngày 07/12/2007 về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và Chương trình 527/CT-BYT ngày 18/6/2009 của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ skhám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh Bảo hiểm Y tế.

2. Giám đốc bệnh viện, viện có giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến tích cực triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:

a) Nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế và các quy định về y đức.

b) Tại khoa khám bệnh thực hiện các công việc cụ thể:

- Công khai giá dịch vụ y tế trên các bảng, tại khu vực dễ quan sát, dễ đọc, kịp thời giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến giá dịch vụ y tế mới;

- Bố trí buồng khám, quầy phát thuốc, nơi thu viện phí để phù hợp với số người bệnh đến khám và giảm tối đa thời gian chờ của người bệnh;

- Cải tiến quy trình khám bệnh, xét nghiệm, thăm dò chức năng, thủ tục vào viện, chuyển viện, ra viện, thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế; ứng dụng phát số khám tự động, bảng số điện tử;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kê đơn thuốc điện tử, phần mềm tương tác thuốc;

- Chủ động sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp để: sửa chữa, cải tạo, mở rộng khoa khám bệnh và các bung bệnh. Mua b sung, thay thế bàn, ghế, giường, tủ, dụng cụ khám bệnh, điều hòa nhiệt độ, quạt điện, chăn, ga, gối, đệm, quần áo người bệnh vv... tại khu vực khám bệnh và các buồng bệnh. Bảo đảm dành tối thiểu 15% số thu khám bệnh, tiền giường bệnh theo giá dịch vụ mới để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp, bổ sung thiết bị và các điều kiện phục vụ người bệnh.

c) Cung ứng đủ thuốc bảo đảm chất lượng, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, cung ứng đủ các loại thuốc, vật tư, hóa chất để phục vụ người bệnh.

d) Hạn chế tối đa tình trạng người bệnh nằm ghép. Thực hiện nghiêm túc Thông tư s07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điu dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện; Thông tư số 08/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện; Thông tư số 18/2009/TT-BYT hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; Bảo đm nhân lực y tế tối thiểu theo các hướng dẫn hiện hành, số lượng người làm việc dựa vào vị trí việc làm và chức danh nghnghiệp đã được quy định bởi Luật Viên chức.

đ) Kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị của bệnh viện, kiểm soát việc sử dụng thuc, chỉ định xét nghiệm, chỉ định kỹ thuật; tăng cường kiểm tra việc kê đơn, bình bệnh án, bình đơn thuốc, tuân thủ đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, quy trình kỹ thuật, quy trình chăm sóc người bệnh. Phòng ngừa và giảm thiểu các tai biến, sai sót chuyên môn, khc phục các nguyên nhân gây tai biến, sai sót nhằm bảo đảm an toàn người bệnh.

e) Chủ động, tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc thực hiện giá dịch vụ y tế mới, cơ cấu giá dịch vụ y tế mới để người dân hiểu, đồng thuận. Triển khai tập huấn đến các cán bộ, viên chức có liên quan về bảng giá và cơ cấu giá để thực hiện việc tính và thu đúng, không được thu thêm của người bệnh các chi phí để thực hiện các dịch vụ ngoài mức thu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho đơn vị (trừ các chi phí chưa tính vào giá dịch vụ, phần đồng chi trả của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định hoặc phần chênh lệch giữa giá thanh toán với cơ quan Bảo hiểm Xã hội và giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu). Thường xuyên tự kiểm tra, giám sát việc thu và thanh toán, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế làm đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra Bộ Y tế và các đơn vị liên quan khác tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ 06 tháng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị này báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.

4. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng y tế các bộ, ngành làm đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc trong việc triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị này nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tương xứng với điều chỉnh giá dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (để ph/h);
- Các đ/c Thứ trưởng (để ch đạo);
- UBND các tnh, TP. trực thuộc TW (để ph/h);
- Công đoàn y tế Việt Nam (để ph/h);
- Các vụ, cục ,Thanh tra Bộ Y tế (để th/h);
- Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế (đ th/h);
- Y tế các ngành (để th/h);
- Sở Y tế các tnh, thành phố trực thuộc TW (để th/h);
-
Cổng TTĐT Bộ Y tế, Trang tin ĐT Cục QLKCB;
-
Lưu: VT, BYT.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến