Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 04/CT-UBND |
Ngày ban hành | 16/05/2016 |
Ngày có hiệu lực | 16/05/2016 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Lại Xuân Lâm |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND |
Kon Tum, ngày 16 tháng 05 năm 2016 |
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh việc ứng dụng bức xạ diễn ra ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Những ứng dụng này đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả, chất lượng; của một số dịch vụ trọng yếu. Công tác thực thi pháp luật và quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ ở những nội dung, lĩnh vực được phân cấp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Phần lớn các tổ chức, cá nhân có tiến hành công việc bức xạ, lưu giữ nguồn phóng xạ chấp hành tốt các quy định pháp luật. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra trên địa bàn tỉnh cho thấy vẫn còn một số tổ chức, cá nhân chưa kịp thời khai báo và đăng ký cấp phép hoạt động bức xạ, lưu giữ nguồn phóng xạ. Công tác đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến nguy cơ mất an toàn...
Để chấn chỉnh tình trạng này, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh và thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
a) Tăng cường phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử đến Nhân dân, nhất là các tổ chức, cá nhân có sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ để nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về sử dụng, đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về hoạt động bức xạ; quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước liên quan và các tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn phóng xạ.
c) Thực hiện nghiêm túc các quy định về khai báo, cấp phép hoạt động, vận chuyển nguồn phóng xạ, quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng theo quy định. Hướng dẫn lập, phê duyệt, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và triển khai thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp tỉnh.
d) Tăng cường đầu tư các phương tiện, thiết bị phục vụ quản lý và ứng phó sự cố bức xạ. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh; tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân tại địa phương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở tiến hành bức xạ trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm.
a) Tham gia, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vận chuyển, lưu giữ chất phóng xạ, chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, sử dụng và an ninh nguồn phóng xạ, kinh doanh và sử dụng nguồn bức xạ trái phép. Chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc điều tra nguyên nhân sự cố bức xạ để xử lý, khắc phục, đảm bảo an ninh trật tự theo quy định của pháp luật khi sự cố bức xạ xảy ra.
c) Tăng cường triển khai, thực hiện công tác bảo đảm an ninh các cơ sở có sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ theo quy định.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chỉ đạo các đồn Biên phòng tuần tra, kiểm soát, phát hiện ngăn chặn, phối hợp với các lực lượng, xử lý các vụ vận chuyển trái phép nguồn phóng xạ, vật liệu phóng xạ qua biên giới.
4. Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum: Chỉ đạo Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thực hiện đúng quy định Điều 65 Luật Năng lượng nguyên tử về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân và Khoản 1, Điều 10 Nghị định 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ về cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan với các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu vật liệu phóng xạ và thiết bị hạt nhân tại cửa khẩu.
5. Các sở, ban, ngành chức năng có liên quan
a) Sở Y tế: Phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc cấp phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế; Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về việc thực hiện an toàn bức xạ đối với các cơ sở có sử dụng X quang chẩn đoán trong y tế. Tăng cường chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng X quang chẩn đoán trong y tế thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ động phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ thông báo các khu vực có khoáng sản phóng xạ có thể gây nguy hiểm cần bảo vệ để tiến hành giám sát, quản lý liều bức xạ; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ và bảo vệ sức khỏe Nhân dân và môi trường trong khu vực.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Ban Quản lý Khu kinh tế: Trong quá trình xem xét tham mưu cấp có thẩm quyền cấp phép đầu tư các dự án có sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, sản phẩm hoặc chất thải của quá trình sản xuất có phóng xạ phải lấy ý kiến của Sở Khoa học và Công nghệ để có hướng dẫn bảo đảm an toàn và an ninh nguồn phóng xạ.
d) Sở Tài chính: Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư trang thiết bị nhằm đảm bảo tốt công tác quản lý an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh phù hợp với khả năng ngân sách tỉnh hàng năm.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tăng cường phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan phổ biến, tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ tại địa phương thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.
7. Các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ
a) Nâng cao nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về trách nhiệm đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ; xây dựng văn hóa an toàn, an ninh nguồn phóng xạ; rà soát, sửa đổi, cập nhật và bổ sung các quy định nội bộ về quản lý an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ. Sử dụng, bố trí nhân viên phụ trách an toàn bức xạ có trình độ chuyên môn, chứng chỉ theo quy định.
b) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về việc khai báo, đăng ký cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, vận chuyển, sử dụng thiết bị bức xạ, quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, rà soát quy trình kỹ thuật thực hiện công việc bức xạ, sử dụng nguồn phóng xạ; thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, an toàn nguồn phóng xạ thuộc quản lý, sử dụng của mình. Đối với chủ các cơ sở có nguồn phóng xạ đang lưu giữ chưa sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng phải thực hiện nghiêm túc quy định tại Khoản 1, 2 Điều 9 Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25/8/2015 của Bộ Khoa học và công nghệ về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Chịu trách nhiệm trực tiếp về mọi hành vi vi phạm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ theo quy định của pháp luật.
c) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
d) Kịp thời thông báo tới các cơ quan có thẩm quyền về sự cố mất an toàn, an ninh nguồn phóng xạ thuộc trách nhiệm quản lý; áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để thu hồi nguồn phóng xạ bị thất lạc, mất cắp, chiếm đoạt, chuyển giao hoặc sử dụng bất hợp pháp; có phương án giảm thiểu tác hại khi nguồn phóng xạ bị phá hoại.