Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý và thực hiện giải pháp thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu | 04/CT-UBND |
Ngày ban hành | 30/01/2020 |
Ngày có hiệu lực | 30/01/2020 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Dung |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 01 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Để phấn đấu đạt được mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), Kế hoạch số 202-KH/UBND ngày 07/12/2018 của UBND tỉnh thực hiện cải cách chính sách BHXH đến năm 2030, tăng nhanh diện bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT), giảm số tiền nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); kiểm soát chặt chẽ chi phí khám bệnh,chữa bệnh bảo hiểm y tế BHYT theo dự toán do Chính phủ giao hằng năm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tăng cường công tác tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lao động, việc làm.Chỉ đạo, chấn chỉnh các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc khai trình việc sử dụng lao động theo quy trình tại Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm; định kỳ thông báo tình hình biến động lao động theo quy định.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Thanh tra tỉnh và các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra pháp luật về BHXH, tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN; doanh nghiệp chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ cho số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHTN để tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động nhằm tăng nhanh diện bao phủ BHXH, BHTN.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện nghiêm chế độ về BHYT cho học sinh, sinh viên, bảo đảm 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo quy định tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 - 2020.
2. Sở Y tế:
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh để tham mưu UBND tỉnh các giải pháp trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT.
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện nghiêm các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật chẩn đoán, điều trị bệnh và các quy định trong công tác thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo nguồn dự toán được giao để quản lý và sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc triển khai các giải pháp kiểm soát kinh phí khám bệnh, chữa bệnh được giao, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, nhất là các cơ sở tuyến xã, tuyến huyện; tăng cường cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, rút ngắn thời gian tiếp nhận, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT; hướng dẫn công tác chuyển tuyến hợp lý, đúng quy định nhằm tạo thuận lợi cho người bệnh, giảm tải cho tuyến trên và sử dụng quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT tiết kiệm, hiệu quả.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT nhằm phát hiện, kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.
- Phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội tỉnh để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc để thực hiện công tác thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đúng thời gian quy định.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Chủ động, tích cực phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh xây dựng các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện, BHYT, BHTN. Chủ động tham mưu tăng cường kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Thuế để quản lý số doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động đang làm việc và số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN để khai thác, phát triển đối tượng tham gia.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra; chú trọng phối hợp trong thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, nhất là các đơn vị cố tình trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN; chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ cho số lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN; xử lý và tham mưu xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để quản lý kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, thẩm định chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT, từ chối thanh toán chi phí bất hợp lý, phòng tránh lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.
- Phối hợp với Sở Y tế giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT. Nâng cao chất lượng công tác giám định BHYT; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối liên thông dữ liệu và tổ chức giám định trên Hệ thống thông tin giám định BHYT có hiệu quả.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN nhằm nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật BHYT, BHXH, BHTN; các quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHYT, BHXH, BHTN phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền, bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển đối tượng tham gia.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh tham mưu đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh.
- Tăng cường phối hợp kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh về số doanh nghiệp đang hoạt động để theo dõi, quản lý, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
5. Cục Thuế: Tăng cường phối hợp kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh về số lượng, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác đang hoạt động, số lao động đang làm việc, làm cơ sở để tuyên truyền, vận động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện.
6. Thanh tra tỉnh: Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan tăng cường thanh tra việc chấp hành, thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức, cá nhân; tham mưu UBND tỉnh xử lý vi phạm theo quy định.
7. Công an tỉnh: Chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa, tích cực phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.
8. Sở Tài chính: Tham mưu bố trí ngân sách đóng, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật và chuyển kinh phí vào quỹ BHXH, BHYT kịp thời, đúng quy định.
9. Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc tổ chức thực hiện pháp luật về BHYT cho học sinh, sinh viên, bảo đảm 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo quy định tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020.
10. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện: