Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2009 tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu | 03/CT-UBND |
Ngày ban hành | 10/01/2009 |
Ngày có hiệu lực | 10/01/2009 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Ngọc Thiện |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND |
Huế, ngày 10 tháng 01 năm 2009 |
Thực hiện Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 1 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Nhằm khắc phục tình trạng tranh chấp, đình công xảy ra và ngăn chặn kịp thời tình trạng tranh chấp lao động xảy ra tại các doanh nghiệp, góp phần ổn định môi trường đầu tư, bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Huế và các huyện căn cứ các nội dung nêu tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành chủ quản và các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị này, khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai thực hiện năm 2009 của ngành mình, đơn vị mình ngay trong tháng 1/2009.
2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
a) Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn việc thực hiện Luật Lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đảm bảo người lao động phải hiểu và nắm được những quy định của pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động; nghiêm chỉnh thực hiện những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng lao động, Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể và các quy định khác của người sử dụng lao động trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động trong việc cải thiện điều kiện làm việc, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng suất lao động; liên hệ thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn các cấp nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước; thực hiện khiếu nại, tố cáo và tuân thủ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật lao động; trong đó tập trung kiểm tra tình hình thực hiện chi trả tiền lương và thu nhập lao động: quản lý doanh nghiệp, lao động gián tiếp, công nhân trực tiếp của doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và đăng ký: Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, quy chế trả lương.
c) Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND thành phố Huế, các huyện có kế hoạch hướng dẫn việc thành lập Hội đồng Hòa giải và Quy chế hoạt động của Hội đồng Hòa giải cấp cơ sở; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho hòa giải viên lao động cấp huyện nhằm thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất việc tranh chấp lao động dẫn đến tình trạng đình công không đúng trình tự pháp luật quy định.
d) Tham mưu UBND tỉnh các nội dung chỉ đạo đảm bảo cho tổ chức Hội đồng Trọng tài Lao động cấp tỉnh hoạt động có chiều sâu và hiệu quả; đảm bảo thực hiện tốt công tác hòa giải trong các trường hợp tranh chấp tập thể về lợi ích giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động;
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và UBND thành phố Huế và các huyện nghiên cứu đề xuất bổ sung biên chế thanh tra viên lao động và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy thanh tra lao động tại địa phương.
3. BQL các Khu công nghiệp tỉnh, BQL Khu kinh tế Chân Mây - Lăng cô.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động trong các khu công nghiệp và khu kinh tế; tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động tới người lao động và doanh nghiệp; phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, giải quyết các tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp; nắm bắt diễn biến tình hình thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế để giải quyết kịp thời các tranh chấp phát sinh; định kỳ hàng quí báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn quản lý.
4. Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, các huyện.
a) Chủ động phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội củng cố đội ngũ hòa giải lao động viên cấp huyện, đảm bảo công tác tham mưu, xử lý các vấn đề về quan hệ lao động trên địa bàn; phối hợp với Liên đoàn Lao động chỉ đạo thành lập tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp thực hiện vai trò đại diện của người lao động, xử lý các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động; rút kinh nghiệm hoạt động của hòa giải viên lao động trong thời gian qua;
b) Thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công. Chủ động các biện pháp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chủ động phối hợp với Sở Lao động tăng cường công tác tuyên truyền về các chế độ bảo hiểm xã hội; quản lý chặt chẽ công tác thu - chi bảo hiểm xã hội, đảm bảo giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ mọi chế độ cho các đối tượng thụ hưởng và công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động (khi có phát sinh); đề xuất, kiến nghị kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Công an thành phố, các huyện liên quan thường xuyên nắm tình hình, phát hiện kịp thời các mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ doanh nghiệp. Chủ động có biện pháp ngăn chặn, kiềm chế các hành động quá khích và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp kích động lợi dùng hình thức đình công, lãn công gây mất trật tự xã hội.
7. Sở Thông tin và Truyền thông.
Chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tin báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động và các chính sách của Nhà nước liên quan đến người lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật của doanh nghiệp sau khi cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc báo cáo tình hình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động và chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
9. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh.
a) Chỉ đạo đẩy mạnh việc thành lập tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp nhất là trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; xác định rõ trách nhiệm đại diện cho người lao động của tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp. Nghiên cứu đổi mới cơ chế và nâng cao hoạt động của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, đào tạo nâng cao năng lực hoạt động, kỹ năng đàm phán, thương lượng cho cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp để bảo đảm vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đề xuất, kiến nghị cụ thể các chính sách bảo đảm quyền lợi đối với cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp;
b) Hướng dẫn hỗ trợ Công đoàn cơ sở đàm phán, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp;
c) Xây dựng các giải pháp cụ thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật lao động cho người lao động; giám sát thực hiện chính sách, pháp luật lao động, đồng thời phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp;
d) Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng các mô hình đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp.