Chỉ thị 03/2005/CT-TTg về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 03/2005/CT-TTg |
Ngày ban hành | 25/02/2005 |
Ngày có hiệu lực | 19/03/2005 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Phạm Gia Khiêm |
Lĩnh vực | Quyền dân sự |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2005/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2005 |
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Ngày 10 tháng 7 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nưước ngoài. Qua hơn hai năm triển khai thực hiện Nghị định, việc xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nưước ngoài đã có nhiều chuyển biến tích cực so với trước đây, phù hợp với bối cảnh mở rộng quan hệ giữa nước ta với nước ngoài.
Tuy nhiên, việc kết hôn giữa phụ
nữ Việt
Ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều trưường hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, đặc biệt với người Đài Loan, đã được tiến hành một cách vội vã, không bảo đảm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; hoặc, phụ nữ Việt Nam vượt biên trái phép sang chung sống như vợ chồng với công dân nước láng giềng mà không đăng ký kết hôn.
Hoạt động kinh doanh môi giới kết
hôn nhằm mục đích trục lợi của một số tổ chức, cá nhân diễn ra dưới nhiều hình
thức trá hình, tinh vi, gây mất trật tự xã hội. Nhiều trưường hợp môi giới kết
hôn đã làm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của phụ nữ Việt
Phần lớn phụ nữ Việt Nam trưước khi ra nước ngoài sinh sống cùng chồng chưa được tư vấn đầy đủ để có những hiểu biết cần thiết về pháp luật, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của nước sở tại; do đó, đã gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng và ổn định cuộc sống ở nước ngoài. Một số phụ nữ Việt Nam sau khi ra nước ngoài bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng chưưa được pháp luật nước sở tại bảo vệ kịp thời.
Thực trạng nêu trên xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do công tác quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài chưa được thực hiện tốt, việc xử lý những vi phạm, tiêu cực trong lĩnh vực này chưa nghiêm, chưa kịp thời.
Để khắc phục tình trạng này, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
2. Bộ Tưư pháp có trách nhiệm:
a) Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra các địa phương trong việc thụ lý, giải quyết các hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, tiêu cực trong công tác này. Chỉ đạo các Sở Tư pháp thực hiện nghiêm túc quy định không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba; quy định xác minh, phỏng vấn các bên đương sự trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, góp phần loại trừ những trường hợp kết hôn không bảo đảm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan xác lập cơ chế thông tin về tình hình sinh sống của công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và đang sinh sống ở nước ngoài; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán, ký kết thỏa thuận với các nước hữu quan để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và đang sinh sống ở nước ngoài trên các phương diện quốc tịch, cư trú, hôn nhân và gia đình, tài sản... phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
c) Chỉ đạo việc đăng ký khai
sinh và tháo gỡ những vướng mắc về hộ tịch cho trẻ em là con chung của phụ nữ
Việt
d) Tổ chức biên soạn các tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, tài liệu hướng dẫn, tư vấn các vấn đề về hộ tịch, quốc tịch của Việt Nam và nước ngoài nhằm giúp cho các bên kết hôn nhận thức đúng và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, góp phần tạo chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về vấn đề này.
e) Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác quốc tịch, bảo đảm điều kiện cần thiết để giải quyết kịp thời các yêu cầu xin thôi quốc tịch Việt Nam của công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
Chỉ đạo cơ quan công an các cấp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết và thông qua quan hệ hợp tác, phối hợp với cảnh sát quốc tế để phát hiện và xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân có hoạt động môi giới kết hôn bất hợp pháp. Đối với những trường hợp có dấu hiệu cấu thành tội phạm, kiên quyết khởi tố để xử lý về hình sự.
Từ nay đến cuối quý II năm 2005, chỉ đạo cơ quan công an một số tỉnh, thành phố trọng điểm mở đợt cao điểm rà soát, xóa bỏ các tụ điểm giới thiệu cho người nước ngoài xem mặt phụ nữ Việt Nam muốn kết hôn với người nước ngoài; theo dõi, phát hiện và khẩn trương đưa ra xử lý những trường hợp môi giới kết hôn bất hợp pháp.
4. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nắm chắc tình hình về cuộc sống mọi mặt của cộng đồng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và đang sinh sống ở nước ngoài; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước sở tại hướng dẫn những phụ nữ này thành lập các tổ chức, hiệp hội thích hợp nhằm giúp đỡ họ trong việc hòa nhập với cộng đồng nơi họ đang sinh sống, đồng thời giúp họ giữ mối liên hệ thường xuyên với Tổ quốc, với gia đình ở Việt Nam.
b) Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; kịp thời có biện pháp bảo vệ và hỗ trợ những phụ nữ này nếu bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
Chỉ đạo các địa phương tiến hành việc kiểm tra, phát hiện, xử lý những doanh nghiệp vi phạm quy định cấm kinh doanh dịch vụ môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
6. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm:
Chỉ đạo định hưướng thông tin báo chí về tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngưười nước ngoài, nhất là với người Đài Loan và người Hàn Quốc, nhằm bảo đảm thông tin chính xác, khách quan, toàn diện, không nên đăng tải thông tin một chiều; đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đấu tranh chống tiêu cực, tham gia phát hiện kịp thời những vi phạm trong công tác giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài.
7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: