Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường biện pháp quản lý thu ngân sách năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu | 02/CT-UBND |
Ngày ban hành | 10/01/2023 |
Ngày có hiệu lực | 10/01/2023 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | Trần Quốc Nam |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-UBND |
Ninh Thuận, ngày 10 tháng 01 năm 2023 |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 10 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương năm 2023; Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 06/12/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;
Để tăng cường các biện pháp quản lý, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2023, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023, tạo tiền đề hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai các nội dung sau:
- Trên cơ sở nhiệm vụ thu ngân sách năm 2023 được UBND tỉnh giao, thực hiện giao dự toán phấn đấu cho các đơn vị trong ngành với mức tăng tối thiểu 5% so với dự toán HĐND tỉnh giao để các đơn vị chủ động sớm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
- Thường xuyên phân tích, đánh giá, dự báo những tác động ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách, tham mưu, trình UBND tỉnh kịp thời các biện pháp, giải pháp để chỉ đạo điều hành thu ngân sách trên địa bàn đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường công tác quản lý, khai thác tốt các nguồn thu, triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu ngân sách, nhất là các nguồn thu mới, nguồn thu từ lĩnh vực đất đai, từ tài nguyên khoáng sản, năng lượng tái tạo và đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm của Tỉnh, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán, phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2023.
- Tập trung giám sát kê khai; thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có dấu hiệu lợi dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để kê khai không đúng, trốn thuế, gian lận thương mại, chuyển giá, đảm bảo thu đúng chính sách, chế độ, nhất là các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, rủi ro cao về sử dụng hóa đơn điện tử. Tăng cường công tác kiểm tra sau hoàn thuế nhằm hạn chế tối đa hiện tượng lợi dụng chính sách thuế hỗ trợ của Chính phủ, Quốc hội để khai không đúng hồ sơ hoàn thuế GTGT nhằm chiếm đoạt số tiền hoàn thuế của nhà nước.
- Chủ động thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hỗ trợ, tư vấn chính sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp, người dân trên địa bàn; triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm thuế, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ người nộp thuế và thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện có hiệu quả các biện pháp cải cách hành chính, đơn giản hóa, công khai, minh bạch các thủ tục về thuế (như: Khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế GTGT điện tử, hóa đơn điện tử; ủy nhiệm thu thuế hộ, cá nhân kinh doanh; kết nối với các cơ quan liên quan trong luân chuyển và giải quyết hồ sơ đất đai; tăng số lượng dịch vụ công của ngành thuế trên cổng dịch vụ công quốc gia…) nhằm tiếp tục rút ngắn hơn nữa thời gian kê khai, nộp thuế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý thuế và phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành ngân sách của các địa phương.
- Tăng cường kiểm soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh, các khoản truy thu theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ,… đặc biệt từ các nguồn thu vãng lai phát sinh trên địa bàn tỉnh (như: Thủy điện tích năng Bác Ái, dự án Trung tâm điện khí LNG Cà Ná giai đoạn 1-1500MW, Khu công nghiệp Cà Ná,…).
- Tiếp tục triển khai và tăng cường công tác quản lý nhà nước hiệu quả đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn điện tử trong việc kê khai, nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; triển khai có hiệu quả hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, tập trung triển khai trước đối với lĩnh vực nhà hàng ăn uống, các chuỗi cung ứng, bán lẻ, siêu thị….Đồng thời, tiếp tục triển khai chương trình “Hóa đơn may mắn” để tạo hiệu ứng lan tỏa, khuyến khích và tạo thói quen cho người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ, góp phần tạo sự minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chống gian lận, thất thu thuế.
- Đẩy mạnh công tác đôn đốc thu nộp, cưỡng chế xử lý thu hồi nợ đọng tiền thuế, đặc biệt là nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, các khoản phải nộp ngân sách theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, các khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã hết thời gian gia hạn theo Nghị định của Chính phủ nhưng không nộp kịp thời, đúng hạn vào NSNN. Bên cạnh những biện pháp đã triển khai (như: phối hợp với các chủ đầu tư, các BQL dự án, KBNN khấu trừ tiền thuế tạm nộp đối với các công trình, dự án sử dụng vốn NSNN khi giải ngân, thanh toán; khấu trừ tài khoản tiền gửi ngân hàng; đình chỉ sử dụng hóa đơn,…), đẩy mạnh công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những doanh nghiệp, cá nhân mà cơ quan Thuế đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế nhưng vẫn chây ỳ chưa chấp hành nộp vào ngân sách.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế cho doanh nghiệp, người dân trên địa bàn, đặc biệt là các chính sách tài chính về đất đai, các chính sách thuế mới sửa đổi, bổ sung; chú trọng công tác đối thoại, tập trung giải quyết khiếu nại để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân hoạt động kinh doanh hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước; tham mưu UBND tỉnh tuyên dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, cá nhân chấp hành tốt chính sách, pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
2. Chi cục Hải quan Ninh Thuận
- Tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của Luật Quản lý thuế; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có nhập khẩu máy móc, thiết bị để thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh; phấn đấu vượt mức dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2023.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan lập danh mục các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh có nhu cầu nhập khẩu thiết bị máy móc, hỗ trợ và tạo điều kiện giải quyết các thủ tục, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách.
- Tăng cường kiểm tra xác định trị giá, xây dựng danh mục quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế thông qua áp giá, áp mã tính thuế, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); tiếp tục tăng cường giám sát theo các chuyên đề về khoáng sản, xe ô tô Việt kiều hồi hương; hàng hóa tạm nhập tái xuất, hoàn thuế GTGT.
- Tổ chức thu kịp thời các khoản thuế có khả năng thu của các tổ chức, cá nhân, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan thuế để thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật.
3. Các Sở, ban, ngành có liên quan
- Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí, hóa đơn điện tử trên địa bàn đến các doanh nghiệp và người dân kịp thời, đầy đủ nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội, nâng cao tính tự giác của doanh nghiệp, người dân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Kho bạc Nhà nước tỉnh; các Ban quản lý dự án thuộc tỉnh và các ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm của Tỉnh về xây dựng kết cấu hạ tầng cấp thiết (gồm: Hồ chứa nước Sông Than, dự án môi trường bền vững các thành phố Duyên hải, Tiểu dự án Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, đường cao tốc Bắc- Nam đoạn qua tỉnh, đường đôi vào thành phố đoạn phía Nam, cảng biển tổng hợp Cà Ná, thủy điện tích năng Bác Ái, tổ hợp điện khí LNG...), về xây dựng hạ tầng đô thị (gồm: Khu đô thị biển Bình Sơn-Ninh Chử (K2), khu dân Mỹ Bình 1, khu đô thị Đầm Cà Ná...), về du lịch quy mô lớn, đẳng cấp cao (gồm: Mũi Dinh Ecopark, Sunbaypark Hotel,...); đồng thời, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu ngân sách, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án đầu tư, tiến độ giải ngân, thanh toán các nguồn vốn... tạo điều kiện để cơ quan thuế quản lý tốt các nguồn thu, chống thất thu ngân sách nhà nước.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết thu tiền sử dụng đất năm 2023 theo Đề án đã được phê duyệt để làm cơ sở UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất năm 2023 Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
- Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng; UBND các huyện, thành phố và các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp tập trung giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan tới các lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án đúng tiến độ và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước theo quy định; triển khai thực hiện tốt Đề án tăng thu ngân sách từ lĩnh vực đất đai đã được phê duyệt.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Trên cơ sở kết quả tổng kết công tác thu ngân sách năm 2022 trên địa bàn, kịp thời đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả, tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt nhằm quản lý, khai thác tốt các nguồn thu theo quy định của pháp luật, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán, phấn đấu thu ngân sách năm 2023 đã được giao.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác quản lý và khai thác nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về thuế cho người nộp thuế; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thuế, chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách; khống chế tình trạng gia tăng và giảm nợ đọng tiền thuế trên địa bàn.