Báo cáo số 2317TM/XNK về việc báo cáo biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu năm 2003 do Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 2317TM/XNK
Ngày ban hành 24/12/2002
Ngày có hiệu lực 24/12/2002
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Mai Văn Dâu
Lĩnh vực Thương mại

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2317TM/XNK

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2002

 

BÁO CÁO CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠN CHẾ NHẬP SIÊU NĂM 2003

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6853/VPCP-KTTH ngày 11/12/2002 và tiếp theo Báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu năm 2002 và một số định hướng đối với công tác xuất nhập khẩu 2003 (kèm theo công văn số 2189/TM-XNK ngày 10/12/2002 của Bộ Thương mại), Bộ Thương mại xin đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu trong năm 2003.

I. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NĂM 2003:

Như đã kiểm điểm tại Báo cáo kèm theo công văn số  2189/TM-XNK ngày 10/12/2002 của Bộ Thương mại, các giải pháp khuyến khích xuất khẩu được áp dụng trong năm 2002 là khá toàn diện, trải rộng từ đầu tư đến sản xuất và lưu thông, từ tài chính - tín dụng đến thị trường và xúc tiến. Việc triển khai thực  hiện các chủ trương này, tuy tốc độ nhanh chậm có chỗ, có lúc khác nhau nhưng nhìn chung cũng đã tương đối đạt yêu cầu. Nhiều biện pháp lâu nay bàn nhiều (như hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu, ưu đãi thuế cho doanh nghiệp vệ tinh, ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá cho dân ...) đã được các Bộ, ngành quan tâm giải quyết trong năm 2002, góp phần tịch cực cho thành công chung của hoạt động xuất khẩu.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của ta tuy nhiều nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, có chỗ có nơi còn chưa thông suốt và chưa nhất quán. cá biệt có một số biện pháp, nếu duy trì trong thời gian quá lâu, có khả năng sẽ gây tác dụng ngược bởi làm tăng sức ỳ từ phía doanh nghiệp. Trong một số lĩnh vực, sự tham gia của nhà nước là tương đối sâu trong khi lẽ ra phải nâng cao vai trò của doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. Không khí đầu ổn định của môi trường chính sách, đã khiến không ít nhà đầu tư nản lòng. Những yếu tố này, nếu không sớm nhận biết và giải toả, sẽ trở thành lực cản  đối với xuất khẩu năm 2003 và những năm tiếp theo.

Vì vậy, bước sang năm 2003 cần có những giải pháp quyết liệt và đi vào chiều sâu hơn để tăng cường tính linh hoạt, năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng nhanh cho hoạt động xuất khẩu. Phương thức và kỹ năng tiến hành hoạt động xuất khẩu, trong đó có cả phương thức và kỹ năng điều hành, cũng cần được đổi mới và nâng cấp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới. Môi trường thể chế cũng cần được tiếp tục hoàn thiện. Nhìn chung, ta cần nhanh chóng chuyển trọng tâm chính sách sang chú ý hơn tới chất lượng tăng trưởng. Theo hướng đó, xin đề xuất một số giải pháp sau đây cho năm 2003 và các năm tiếp theo.

1. Tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu để tạo lập môi trường cạnh tranh năng động, nâng  cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh của xuất khẩu:

1.1 Chính thức công  nhận quyền kinh doanh xuất khẩu cá nhân:

Hiện nay ta chưa công nhận quyền kinh doanh xuất khẩu của cá nhân. hàng hóa xuất khẩu của cá nhân, dù với mục đích thương mại, vẫn được coi là hàng phi mậu dịch. Kim ngạch “phi mậu dịch” này đã tăng từ 47 triệu USD vào năm 1998 lên 125 triệu USD vào năm 2001, cao hơn cả than đá, hạt tiêu, chè, lạc nhân. Vì vậy, đã đến lúc phải quan tâm hơn đến mảng xuất khẩu này. Do việc xuất khẩu nhỏ lẻ, hàng tự sản tự tiêu, mang tính thời vụ... nhằm tận dụng những cơ hội như có người thân ở nước ngoài, chính sách buôn bán “tiểu ngạch” ở biên giới... nên hiện có các cá nhân hoặc thương nhân tham gia xuất khẩu theo hình thức “phi mậu dịch” mà chưa có điều kiện hoặc chưa thành lập doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân.

Việc công nhận quyền xuất khẩu của cá nhân sẽ giúp Bộ Thương mại đưa ra được các chính sách khuyến khích phù họp, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề có liên quan đến thương mại biên giới, thương mại duyên hải và xuất khẩu hàng hoá đi một số nước như SNG, Đông Âu.

1.2 Cho phép  các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền xuất khẩu hàng hóa như   thương nhân Việt Nam.

Hiện nay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá không phụ thuộc vào nội dung của giấy phép đầu tư trừ các mặt hàng như: gạo, động vật rừng, giống thự vật rừng, đá quý, kim loại quý và ngọc trai tự nhiên. do gạo đã được xuất khẩu tự do, các mặt hàng còn lại cũng đều có biện pháp quản lý nên đề nghị cho phép doanh nghiệp có vốn  đầu tư nước ngoài được quyền xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu như thương nhân Việt Nam, không còn bất kỳ sự phân biệt nào nữa.

Hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nếu để phục vụ cho xuất khẩu, đề nghị cũng không phụ thuộc vào nội dung của giấy phép đầu tư. Xin Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương để Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện.

2. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và có chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển định cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Cơ cấu xuất khẩu được coi là chuyển dịch theo hướng tích cực khi luôn có sự xuất hiện của hàng hoá xuất khẩu mới, xuyên suốt từ hàng thô đến hàng óc hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giá trị gia tăng (giá trị nội địa) của những mặt hàng đã có được cải thiện, tỷ trọng của hàng chế biến, chế tạo được nâng cao.

Để thay đổi cơ cấu sản xuất nói chung và cơ cấu hàng xuất khẩu nói riêng, cần phải có đầu tư. Vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chế độ, chính sách để khuyến khích đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Kết hợp với sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, những chế độ và chính sách này đã phát huy tác động rất tích cực trong việc tạo ra những mặt hàng xuất khẩu mới và dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng của hàng chế biến, chế tạo. Theo Bộ Thương mại, những ưu đãi dành cho sản xuất hàng xuất khẩu như hiện nay là tương đối đủ. Vấn đề chính đặt ra là phải làm sao tăng cường được tính minh bạch và tính phổ cập của những ưu đãi này, đồng thời thi hành chúng một cách nhất quán trên thực tế. Theo hướng đó, xin được đề xuất như sau:

2.1 Các ưu đãi dành cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu phải được minh bạch hoá một cách tối đa, áp dụng bình đẳng cho tất cả nhà đầu tư và phổ biến rộng rãi tới mọi chủ thể đầu tư tiềm năng:

Bộ Thương mại đề nghị ubnd các tỉnh và  thành phố hàng năm dành ra một khoản kinh phí để in và phát hành các tờ rơi tuyên truyền về chính sách ưu đãi Nhà nước danh cho các nhà đầu tư. Các tờ  rơi này cần được phân phát miễn phí cho tất cả các đối tượng tới Sở KH&ĐT để đăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Làm như vậy có 2 cái lợi. Thứ nhất là phổ biến được chính sách của Nhà nước tới mọi chủ thể đầu tư tiềm năng. Thứ hai là hạn chế được tình trạng lợi dụng sự kém hiểu biết của doanh nghiệp để nhũng nhiễu và gây khó.

2.2 Xác định lại một số mặt hàng trọng điểm trong cơ cấu xuất khẩu để tập trung khuyến khích đầu tư:

Cơ cấu xuất khẩu của ta đang ngày càng trở nên đa dạng hơn, mặt hàng mới liên tục xuất hiện, trong đó có những mặt hàng chỉ sau một thời gian ngắn đã đạt kim ngạch trên 100 triệu usd/năm như xe đạp, dây điện và dây cáp điện, sản phẩm nhựa... Tuy nhiên, số lượng mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ usd còn ít, mới bao gồm: dầu thô, dệt may, thủy sản và giày dép. Tăng trưởng xuất khẩu, vì vậy vẫn chưa có được sự ổn định cần thiết. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trên thị trường dệt may  hay thị trường dầu thô là kim ngạch xuất khẩu lập tức bị ảnh hưởng. Vì vậy, song song với việc đa  dạng hoá cơ cấu xuất khẩu, nên lựa ra một số mặt hàng mà ta có tiềm năng để tập trung khuyến khích đầu tư để tạo thêm những ngành hàng chủ lực mới. Có thể xem một số tiêu chí sau để lựa chọn:

a. Mặt hàng đó phải là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và bền vững tr ong thương mại thế giới (nhu cầu bên ngoài tăng ổn định).

b. Mặt hàng đó phải là mặt hàng mà ta có khả năng phát triển ổn định,  không bị hạn chế về nguồn nguyên liệu.

c. Mặt hàng đó phải cải thiện được cơ cấu xuất khẩu của ta theo hướng tăng dần tỷ trọng của hàng chế biến tinh.

Bản báo cáo về “Thương mại và Phát triển năm 2002” của unctad đã thống kê  được 20  mặt hàng phù hợp với tiêu chí (a). Đây là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong kỳ 1980-1988 cao hơn hẳn tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu toàn thế giới (8,4%) và xuất khẩu của các nước đang phát triển (11,3%). Trong số những mặt hàng này, ta có thể chọn ra những  mặt hàng sau, căn cứ vào tiêu chí (b) và tiêu chí (c):

 - Phụ tùng, phụ kiện của máy tính và máy văn phòng;

 - Tơ và lụa;

 - Sản phẩm nhựa;

[...]