Báo cáo 156/BC-UBND về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh thành phố tháng 8, tám tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 9 năm 2013

Số hiệu 156/BC-UBND
Ngày ban hành 30/08/2013
Ngày có hiệu lực 30/08/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Võ Văn Luận
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 156/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 08 năm 2013

 

BÁO CÁO

HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ, TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG - AN NINH THÀNH PHỐ THÁNG 8, TÁM THÁNG ĐẦU NĂM VÀ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG 9 NĂM 2013

Thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa IX về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện đạt kết quả như sau:

I. Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành ph

1. Các phiên họp, Hội nghị của Ủy ban nhân dân thành phố:

- Trong tháng, Ủy ban nhân dân thành phố đã họp giao ban thường kỳ với các sở - ban - ngành, quận - huyện trên địa bàn thành phđể đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 8, tám tháng đầu năm và chỉ đạo công tác trọng tâm tháng 9 năm 2013. Ngoài ra, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ chức 139 cuộc họp và trực tiếp đi cơ sở kiểm tra để giải quyết các công việc liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành như: nghe báo cáo tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; về tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch 1/2000 trên địa bàn thành ph; về các dự án, công trình giao thông đường bộ cần ưu tiên đầu tư xây dựng, phục vụ cho việc kết nối một số cảng của thành phố; về kế hoạch ứng phó khẩn cấp của thành phố trong trường hợp hồ Dầu Tiếng gặp sự cố hoặc xả lũ theo thiết kế; về Chương trình phát triển công nghệ Hệ thống vi cơ điện tử; họp Hội đồng nghệ thuật xét duyệt các Dự án xây dựng Đền Tưởng niệm Bến Dược và Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn; về Công trình Dự án xây dựng Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh; về quảnnhà nước đi với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các hội hoạt động đối ngoại nhân dân; về xây dựng dự toán thu - chi ngân sách Nhà nước năm 2014. Ủy ban nhân dân thành phố còn tham dự các Hội nghị do Hội đồng nhân dân thành phố và Mặt trận Tổ quốc thành phố tổ chức lấy ý kiến của cán bộ cao cấp nghỉ hưu; cán bộ chủ chốt quận - huyện, sở - ngành; các nhà khoa học, trí thức, văn - nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân thành phố về dự thảo Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị thành phố.

- Thành phố đã tổ chức và tham dự một số sự kiện: Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Trường Sa - Hoàng Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử"; Hội nghị tổng kết năm học 2012 - 2013 và triển khai nhiệm vụ năm học 2013 - 2014; Hội chợ triển lãm tôn vinh "Hàng Việt Nam" năm 2013.

Ngoài ra, thành phố đã tham dự và tiếp, làm việc với đoàn công tác của một số cơ quan Trung ương: dự phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2013; Hội nghị tổng kết việc thực hiện Kế hoạch 1130 của Thanh tra Chính phủ; làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh về tình hình kinh tế - xã hội thành phố 3 năm (2011 - 2013) và nhiệm vụ 2 năm (2014 - 2015); vi Bộ Tài Chính về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; với Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải vcác biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, kinh doanh vận tải và đi kiểm tra một scông trình giao thông trên địa bàn thành phố; với Đoàn Giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, xây dựng dự toán ngân sách địa phương năm 2014; tình hình triển khai, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2011-2013; việc chấp hành pháp luật về phí, lệ phí; việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2013; với Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tuyển dụng đào tạo, bi dưỡng, công chức, viên chức; cùng Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghe báo cáo về việc chuẩn bị Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2013; với Đoàn cán bộ liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về công tác phi chính phủ nước ngoài.

2. Công tác ban hành các văn bản:

Trong tháng, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 08 Quyết định quy phạm pháp luật; 02 chỉ thị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 611 quyết định cá biệt, 674 công văn, 22 báo cáo; Văn phòng Ủy ban nhân dân thành ph đã ban hành 927 công văn, 91 thông báo truyền đạt kết luận chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Trong đó, có các văn bản quan trọng như:

- Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2013 về thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định v min, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2014 - 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2013 về điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho cán bộ có trình độ đại học và bổ sung đối tượng được hỗ trợ đối với cán bộ có trình độ cao đẳng công tác tại các Hợp tác xã Nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2013 về điều chỉnh mức phụ cấp theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ không chuyên trách ở phường - xã, thị trấn;

- Chỉ thị số 14/2013/CT-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2013 về thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2013 - 2014 tại thành phố Hồ Chí Minh.

II. Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 năm 2013

1. Kết quả một s chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành ph trong tháng 8:

1.1. Về kinh tế:

- Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 8 ước đạt 50.794 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,9%). Tính chung 8 tháng đầu năm, tng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 389.377 tỷ đng, tăng 12,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 17,8%). Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 8,95% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,7%).

Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học 2013 - 2014 lần đầu tiên được trin khai thực hiện xuyên suốt 12 tháng ktừ ngày 01/4/2013. Các doanh nghiệp tham gia Chương trình luôn tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn nguyên liệu, dự báo cung - cầu thị trường để xây dựng phương án sản xuất, thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc điều phối hàng hóa đến các hệ thống phân phối, đảm bảo đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường, kể cả thời điểm có biến động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố nói chung và nhu cầu mua sắm của đối tượng học sinh, sinh viên nói riêng chuẩn bị bước vào năm học mới. Hầu hết các đơn vị có lượng hàng cung ứng ra thị trường đều vượt kế hoạch được giao như: Công ty cổ phần May Sài Gòn 2 (180%). Công ty TNHH MTV TM Thời trang Dệt may Việt Nam (188,9%), Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (266,4%), Công ty cổ phần Vĩnh Tiến (458,6%), Công ty Cổ phần Phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh (Fahasa) (133,1%), Công ty Cphần Tập Việt (129,5%), Công ty TNHH SX Hương Mi (123,1%). Nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng trong Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm nay tăng cao, trong đó 02 mặt hàng tăng mạnh là đồng phục học sinh đạt 176,4%, tập học sinh đạt 174% so với kế hoạch.

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,31% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ: 4 nhóm có mức giá tương đương với tháng trước; 7 nhóm có chỉ số giá tăng, trong đó có 2 nhóm tăng cao hơn mức bình quân chung là "giao thông" tăng 1,24% và "nhà ở điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng" tăng 0,58%, đây là 2 nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự điều chỉnh tăng giá bán nhiên liệu (xăng, dầu, chất đốt, điện...) trong các tháng (tính từ 17/7 đến 17/8). 5 nhóm còn lại có mức tăng thấp: "ăn và dịch vụ ăn uống" tăng 0,19%; "đồ uống và thuốc lá" tăng 0,28%; "văn hóa - thể thao - giải trí" tăng 0,28%; "may mặc - mũ nón - giày, dép" tăng 0,19%.

Chsố giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2013 tăng 2,98% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,37%). So với tháng 12/2012, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,26% (cùng kỳ tăng 2,14%). Chỉ số giá USD tăng 2,41% so với tháng 12/2012 và tăng 2,29% so với cùng kỳ. Chỉ số giá vàng tháng 8 giảm 19,3% so với tháng 12/2012 và giảm 9,72% so với cùng kỳ.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tháng 8 ước đạt 1,97 tỷ USD, giảm 23,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,4%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1,4 tỷ USD, giảm 22,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,1%).

Tính chung 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 17,8 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,2%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 13 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 2,8%). Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 15,3%, hàng dệt may tăng 3,1%, sản phẩm chất dẻo tăng 1,9%; một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ: gạo giảm 45,5%, thủy sản giảm 17,5%, cà phê giảm 17,4%, túi xách, ví, vali, mũ và ô dù giảm 12,2%, cao su giảm 10,5%...

- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tháng 8 ước đạt 2 tỷ USD, giảm 22,7% so tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 7,7%). Tính chung 8 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 17,4 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,7%). Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: st thép các loại tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 1,3%; chất dẻo tăng 0,9%; xăng dầu giảm 41,2%; dầu mỡ động, thực vật giảm 28,8%; dược phm giảm 17,3%; sữa và các sản phẩm sữa giảm 6,9%...

- Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tháng 8 chỉ ở mức tương đương tháng trước, trong đó có nhiều ngành giảm mạnh như: sản phẩm thuốc lá giảm 10%, sản phm điện tử, máy tính giảm 10,2%, sản xuất máy móc, thiết bị giảm 17,7%.

Tính chung 8 tháng đầu năm, công nghiệp của thành phố tăng 5,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,2%). 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng 4,9% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 7 tháng 0,7 điểm phần trăm, trong đó: chế biến lương thực thực phm tăng 8,2%, hóa dược - cao su tăng 8,5%, điện tử tăng 2% và cơ khí chế tạo tăng 2,4%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành tại thời điểm 1/8/2013 tăng 5,9% so với tháng trước, một số ngành có mức tăng khá cao: chế biến thực phẩm tăng 14,8%, đuống tăng 71%, thuốc lá tăng 38,1%, hóa chất tăng 17,1%, điện tử tăng 87,4%, máy móc thiết bị tăng 27,7%, sản xuất giường - tủ - bàn, ghế tăng 40,5%.

- Ngành Nông nghiệp:

[...]