Báo cáo 213/BC-UBND năm 2013 về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh thành phố tháng 11, mười một tháng và công tác trọng tâm tháng 12 năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 213/BC-UBND
Ngày ban hành 03/12/2013
Ngày có hiệu lực 03/12/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Võ Văn Luận
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 213/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2013

 

BÁO CÁO

HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ, TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG - AN NINH THÀNH PHỐ THÁNG 11, MƯỜI MỘT THÁNG VÀ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG 12 NĂM 2013

I. Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố

1. Các phiên họp, Hội nghị của Ủy ban nhân dân thành phố:

Trong tháng, Ủy ban nhân dân thành phố đã họp giao ban thường kỳ với các sở - ban - ngành, quận - huyện để đánh giá tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội tháng 11 và chỉ đạo công tác trọng tâm tháng 12 năm 2013; thông qua các nội dung chuẩn bị kỳ họp lần thứ 12 của Hội đng nhân dân thành phố khóa VIII.

Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ chức 179 cuộc họp và trực tiếp đi cơ sở kiểm tra để giải quyết các công việc liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành như: họp về chuẩn bị tổ chức tổng kết 30 năm đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nghe báo cáo về tiến độ việc lập danh sách di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường và cơ sở nhà đất không phù hợp quy hoạch, về Chương trình quảng bá du lịch đường thủy, họp Ban chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng các dự án trọng điểm ngành y tế, về kế hoạch Lễ hội Đường Sách năm 2014; họp Hội đồng xét bổ nhiệm và chuyển ngạch thanh tra; về định mức chi ngân sách và tỷ lệ phân chia nguồn thu lệ phí trước bạ nhà đất cho ngân sách quận huyện năm 2014; về quy định quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách du lịch đường thủy; về cơ sở tính định mức trong các dự án xây dựng nhà ở xã hội; về kiểm tra thực tế công trình trụ sở Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật thành phố và trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố.

Họp Ủy ban nhân dân thành phố để góp ý hoàn chỉnh báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội thành phố năm 2013, 3 năm 2011 - 2013 và kế hoạch kinh tế - văn hóa - xã hội, dự toán ngân sách thành phố năm 2014, 2 năm 2014 - 2015; tổ chức kiểm tra tại các quận - huyện về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thành phố giai đoạn 2011 - 2013 theo Kế hoạch số 5961/KH-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.

Thành phố đã tham dự Hội nghị trực tuyến với Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về quản lý hành nghề y dược ngoài công lập; hội nghị trực tuyến với Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương về chuẩn bị triển khai phương án ứng phó khẩn cấp với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 13; làm việc với Bộ Tài chính về những giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2013, với Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao về tình hình trụ sở của Viện.

Tổ chức tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013 và phân bổ chỉ tiêu tuyển quân năm 2014; Dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư 2013 tại một số địa phương; lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 16; lễ kỷ niệm 31 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và tổng kết thi đua khen thưởng năm học 2012 - 2013; thăm các nhà giáo và gia đình nhà giáo tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam; tiếp xúc cử tri trước kỳ họp lần thứ 12, Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII.

2. Công tác ban hành các văn bản:

Trong tháng, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 02 Quyết định quy phạm pháp luật, 02 Chỉ thị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 455 quyết định cá biệt, 567 công văn, 21 báo cáo; Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 1.022 công văn, 107 thông báo truyền đạt kết luận chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Trong đó, có các văn bản quan trọng như:

- Quyết định số 50/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2013 về quy trình tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

- Quyết định số 6039/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2013 về phân công công tác các thành viên Ủy ban nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2011 - 2016.

- Chỉ thị số 17/2013/CT-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013 về triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

II. Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 năm 2013

1. Kết quả một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố trong tháng 11:

1.1. Về thương mại - dịch vụ:

- Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 11 ước đạt 54.904,9 tỷ đồng, tăng 4,3% so tháng trước và tăng 12,2% so cùng kỳ. Ước tính 11 tháng đạt 548.499,1 tỷ đồng, tăng 12,3% so cùng kỳ. Loại trừ yếu tố biến động giá, mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 8,4% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,3%). Hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ phát triển rộng khắp và chuyển dịch theo hướng văn minh, hiện đại; từng bước nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng, mẫu mã, chất lượng mặt hàng và dịch vụ tiện ích; góp phần khẳng định thành phố là trung tâm giao thương của cả nước. Hiện trên địa bàn thành phố có 243 chợ (trong đó có 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm), 185 siêu thị, 30 trung tâm thương mại, 475 cửa hàng tiện lợi.

Chương trình bình ổn thị trường đã góp phần duy trì lượng cung dồi dào các mặt hàng thiết yếu với giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; qua đó, góp phần hạn chế hiện tượng đầu cơ, găm hàng; tham gia cân đối cung cầu, giảm tình trạng thiếu hụt nguồn cung cục bộ và giá cả tăng đột biến nhất là vào các dịp Lễ Tết, góp phần n định thị trường. Đến nay, tổng số điểm bán của 4 Chương trình bình ổn thị trường là 7.579 điểm, tăng 646 điểm so với thời điểm tháng 4 năm 2013 khi bắt đầu Chương trình năm 2013 - 2014.

Tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất, dự trữ, cung ứng cho 2 tháng trước và sau Tết Giáp Ngọ trị giá 7.581 tỷ đồng, tăng 40% so Tết Quý Tỵ (5.397 tỷ đồng); trong đó, tng giá trị hàng hóa chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường là 4.900 tỷ đồng, tăng 62% so Tết Quý Tỵ (3.022 tỷ đồng). Riêng Sài Gòn Coop, Vissan và số doanh nghiệp trong Chương trình bình ổn có lượng hàng tăng cao do chuẩn bị hàng hóa phân phối đến các tỉnh. Nhìn chung, đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp trong Chương trình đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Giáp Ngọ tăng từ 1,5 lần đến 2 lần so kế hoạch thành phố giao và tăng 70% so kết quả thực hiện Tết Quý Tỵ. Nhiều mặt hàng chi phối 30 - 60% nhu cầu thị trường có lượng tăng như dầu ăn (61,5%), thịt gia cầm (66%), trứng gia cầm (47,8%); thịt gia súc (32,2%), rau củ quả (150%). Nguồn vốn thực hiện từ kết quả hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, ngân hàng - doanh nghiệp trong Chương trình bình ổn thị trường, ngân hàng - tiu thương (năm 2013 đạt 1.000 tỷ và dự kiến năm 2014 đạt 1.500 tỷ).

Việc triển khai Chương trình hành động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần nâng cao vị thế hàng Việt trong nhận thức và hành vi ưu tiên tiêu dùng của nhân dân thành phố; hiện nay, hàng Việt chiếm tỷ lệ từ 80 - 90% trong một số hệ thống siêu thị lớn.

Hợp tác thương mại giữa thành phố và các tỉnh miền Đông Tây Nam bộ và Chương trình kết ni cung cu hàng hóa thực hiện hiệu quả. Đến nay, thành phố có 400 doanh nghiệp tham gia, tăng 200 doanh nghiệp so năm 2012 (trong đó có một số doanh nghiệp từ miền Bắc tham gia Chương trình) đã ký kết 229 hợp đng; tăng 81 hợp đồng so năm 2012. Sản phẩm nông nghiệp các tỉnh là nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp thành ph, có mặt tại hệ thng bán lẻ và hệ thống phân phối của các doanh nghiệp trong Chương trình bình ổn thị trường để cung ứng cho người tiêu dùng.

- Du lịch: các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng phong phú như Chương trình du lịch đường thủy, Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị, dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, các chương trình nghệ thuật đặc sắc và công tác quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước đã góp phn làm tăng lượng khách quc tế đến thành phố. Trong tháng 11, khách quốc tế đến thành phố ước đạt 419.750 lượt, tăng 15% so cùng kỳ, doanh thu đạt 6.607 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ; trong đó, lượng khách đến bằng đường hàng không chiếm 80%, tăng 5% so cùng kỳ. Trong 11 tháng, lượng khách quốc tế đến thành phố ước 3.639.400 lượt, tăng 5% so cùng kỳ. Tính chung doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) 11 tháng đạt 76.024 tỷ đồng, tăng 19% so cùng kỳ.

- Doanh thu vận tải hàng hóa và hành khách tháng 11 ước đạt 5.283,3 tỷ đồng, tăng 17,8% so cùng kỳ là do doanh thu vận tải hàng hóa (chiếm 70,7% tổng doanh thu) tăng 18,8% so cùng kỳ và doanh thu vận tải hành khách tăng 15,4% so cùng kỳ. Dự ước 11 tháng đầu năm đạt 49.526 tỷ đồng, tăng 15,5% so cùng kỳ.

Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng tháng 11 ước đạt 6.646,3 nghìn tấn, tăng 24% so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng, tổng lượng hàng hóa qua cảng đạt 66.541 nghìn tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ, chủ yếu là doanh thu từ hàng hóa nhập khẩu qua cảng biển.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11 ước đạt 2,25 tỷ USD, tăng 0,8% so tháng trước và giảm 12,9% so cùng kỳ. Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1,65 tỷ USD, giảm 3,1% so tháng trước và giảm 7,7% so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khu ước đạt 24,04 tỷ USD, giảm 7,3% so cùng kỳ. Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 17,56 tỷ USD, giảm 3,4% so cùng kỳ. Nguyên nhân xuất khẩu giảm là do dầu thô giảm về lượng 13% và vgiá giảm 3,8%, làm kim ngạch xuất khẩu giảm hơn 01 tỷ USD. Bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng nguồn cung cầu thế giới và do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh trong nước nên giá và lượng của một số mặt hàng xuất khẩu, nhất là nhóm hàng nông lâm thủy hải sản, giảm mạnh so cùng kỳ; cụ thể, mặt hàng gạo lượng giảm 47,8%, giá giảm 6,8%; cà phê lượng giảm 22,5%, giá giảm 2%.

- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11 ước đạt 1,98 tỷ USD, giảm 11,9% so tháng trước và tăng 0,5% so cùng kỳ. Tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 23,54 tỷ USD, tăng 13,8% so cùng kỳ, chủ yếu là nhập nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như sữa và các sản phẩm sữa, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, dược phẩm, chất dẻo, sắt thép.

1.2. Công tác xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch:

[...]