Báo cáo 14/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 14/BC-UBND
Ngày ban hành 11/01/2022
Ngày có hiệu lực 11/01/2022
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Hòa Bình
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 01 năm 2022

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ NĂM 2021, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2022

Kính gửi: Chính phủ

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 01 năm 2021 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Kết luận số 16-KL/TU ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Thành ủy tại Hội nghị lần thứ 02 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XI về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố năm 2020 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021; Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân Thành phố khóa IX tại kỳ họp thứ 23 về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021; sau một năm nlực triển khai thực hiện, Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội Thành phố năm 2021; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022 như sau:

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ NĂM 2021

I. TÌNH HÌNH VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

1. Tình hình dịch bệnh COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh trải qua làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 với nhiều ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều lần so với 3 đợt trước. Đợt dịch thứ 4 xuất hiện tại Việt Nam từ ngày 27 tháng 4 năm 2021. Ngay khi đó, Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên do sự xuất hiện của biến chủng Delta nên dịch bệnh đã nhanh chóng lan rộng và khó kiểm soát[1]. Cả hệ thống chính trị Thành phố đã quyết tâm, toàn dân đồng lòng, chung sức chống dịch. Thành phố cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương cùng sự hỗ trợ tích cực, nghĩa tình và trách nhiệm của các địa phương trong cả nước trong suốt thời gian qua. Đến nay, công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Thành phố đã trải qua 04 giai đoạn: (1) Giai đoạn từ khi bắt đầu đợt dịch thứ tư đến khi thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao (giai đoạn này từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 18 tháng 6 năm 2021); (2) giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (kể từ ngày 19 tháng 6 năm 2021 đến ngày 14 tháng 8 năm 2021); (3) giai đoạn thực hiện Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố về thực hiện các biện pháp cấp bách theo Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ (từ ngày 15 tháng 8 năm 2021 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021), trong đó cao điểm là đợt tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố (từ ngày 23 tháng 8 năm 2021 đến ngày 06 tháng 9 năm 2021) và (4) giai đoạn thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 3900/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về quy định tạm thời các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các hoạt động xã hội, sản xuất kinh doanh đang từng bước được khôi phục, nhiều khu vực vùng xanh được mở rộng. Tinh thần, cuộc sống người dân từng bước trở lại trong điều kiện bình thường mới.

2. Các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 nêu trên, Thành phố đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp sau:

(1) Căn cứ diễn biến của dịch bệnh theo từng giai đoạn, thực hiện các chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiu công văn chỉ đạo, các Kế hoạch và Chỉ thị nhằm triển khai các giải pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố và điều chỉnh kịp thời theo diễn biến dịch và yêu cầu của thực tế[2].

(2) Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố chủ động phối hợp đồng bộ với Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ (đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh) để xin ý kiến, trao đổi, xử lý ngay những vấn đề cấp bách phát sinh; tổ chức họp hằng ngày để theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn; đẩy mạnh việc cập nhật các tin, bài khuyến cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ về nguy cơ và cách thức phòng ngừa; nâng cao nhận thức, không lơ là, chủ quan nhưng cũng không quá hoang mang, lo lắng. Thành phố đã kích hoạt lại Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố và thông qua hệ thống Tổng đài 1022 hoạt động liên tục 24/7 để tiếp nhận các thông tin phản ánh của người dân liên quan đến phòng, chống dịch; đã triển khai Cổng thông tin COVID-19 Thành phố; trong đó tích hợp nhiều nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

(3) Thành phố đẩy mạnh giám sát trên diện rộng để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh nhằm khoanh vùng xử lý, đặc biệt là các ổ dịch đang lây lan trong cộng đồng. Thành phố cũng đã tổ chức lại các TCOVID cộng đồng để nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng. Triển khai đảm bảo tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức có khu điều trị hoặc bệnh viện để điều trị COVID-19 tại địa phương; huy động bệnh viện tư nhân (Hoàn Mỹ Thủ Đức, Quốc tế City, Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn,..) thực hiện chuyển đổi công năng trở thành bệnh viện điều trị COVID-19; triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của Trung tâm cấp cứu 115 Thành phố, đồng thời thành lập 5 trung tâm cấp cứu vệ tinh[3] để điều phối nhanh nhất xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân; các kíp cấp cứu 115 đã nỗ lực đáp ứng công tác chuyn bệnh F0 triệu chứng nặng đến các cơ sở điều trị.

(4) Thành phố đã thành lập Tổ công tác đàm phán mua và tiêm vắc xin nhằm khẩn trương tìm kiếm các nguồn cung cấp vắc xin; tích cực khẩn trương triển khai công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn, đảm bảo an toàn cho các đối tượng theo đúng quy định. Luôn đi đầu và đề xuất áp dụng nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêm vắc xin.

(5) Thành phố đã nỗ lực để đầu tư củng cố hệ thống điều trị về số lượng và chất lượng, trong thời gian ngắn cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, đã thiết lập được 32 bệnh viện dã chiến (42.798 giường) và chuyển công năng 64 bệnh viện (17.062 giường), trong đó có 10 bệnh viện thuộc tầng 3, trung tâm hi sức cấp cứu với quy mô gần 4.600 giường hồi sức và 86 bệnh viện thuộc tầng 2 với 60.400 giường bệnh. Đồng thời cập nhật nhiu thuốc điều trị mới vào phác đđiều trị cho người F0 như thuốc kháng vi rút (Molnupiravir, Remdesivir), thuộc kháng viêm, kháng đông; thành lập Trung tâm Điều phối đầu tư cơ sở vật chất cho các giường bệnh, trong đó có nhiệm vụ điều phối, bố trí hệ thống oxy giường bệnh hợp lý cho các tầng điều trị, bổ sung nguồn oxy cho các bệnh viện, đến nay Thành phố có tổng cộng 117 bồn với tổng dung tích 866 m3 với sgiường có oxy là 13.000 giường.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ phận thường trực đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19 và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố, từ ngày 28 tháng 7 năm 2021, Thành phố bắt đầu triển khai thí điểm mô hình chăm sóc F0 tại nhà. Qua thời gian triển khai thực hiện, mô hình chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà đối với người F0 đã phát huy hiệu quả, làm giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong, giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung và các bệnh viện dã chiến, đồng thời giúp giảm bớt sang chấn tâm lý cho người bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Người dân và doanh nghiệp của Thành phố đã dân thích nghi với trạng thái dịch bệnh, qua đó đã chủ động điều chỉnh hành vi tự bảo vệ mình, đồng thời nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được phương án sản xuất an toàn trong điều kiện dịch bệnh.

(6) Công tác xét nghiệm luôn bám sát và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đã trải qua nhiều giai đoạn, thường xuyên được điều chỉnh về phương thức, quy mô cho phù hợp với tình hình thực tế diễn biến của dịch bệnh. Từ xét nghiệm bình thường[4] chuyển sang xét nghiệm tăng cường[5], chuyn sang xét nghiệm tầm soát trên diện rộng[6].

Từ ngày 09 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8 năm 2021[7], Thành phố đã tập trung xét nghiệm tại các khu vực có nguy cơ rất cao (ly mẫu toàn bộ người dân 03 ngày/lần) và vùng nguy cơ cao (lấy mẫu toàn dân 07 ngày/lần). Đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, nếu cn xét nghiệm tầm soát rộng thì thực hiện lấy mẫu đại diện gia đình, xét nghiệm mu gộp; dành nguồn lực để tăng tần suất đối với khu vực bệnh viện, các đối tượng nguy cơ cao; tập trung hướng dẫn, tổ chức để người dân tự lấy mẫu để giảm tải cho lực lượng y tế. Trong giai đoạn này, không còn hiện tượng tn đọng các mẫu xét nghiệm. Các ống mẫu đơn được trả kết quả trong vòng 12 giờ, mẫu gộp trong vòng 24 giờ kể từ khi phòng xét nghiệm nhận mẫu xét nghiệm.

Từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021[8], công tác xét nghiệm chuyển hướng sang xét nghiệm “thần tốc”. Thành phố đã ban hành Kế hoạch tổ chức công tác xét nghiệm và nhiều công văn triển khai thực hiện, đã huy động 1.533 đội lấy mẫu gồm 383 đội cơ hữu tại địa phương, 407 đội thuộc lực lượng đoàn viên thanh niên tình nguyện, 743 đội thuộc lực lượng tình nguyện từ các đơn vị và các tỉnh; huy động 36 đơn vị xét nghiệm và 13 xe xét nghiệm lưu động. Nhờ làm tốt công tác xét nghiệm tầm soát đã giúp phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý ổ dịch, hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.

Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 30 tháng 12 năm 2021, Thành phố đã lấy mẫu cho 1.482.616 người, trong đó có 747.953 người thực hiện test nhanh kháng nguyên và 7.4.663 người thực hiện xét nghiệm RT-PCR. S ca dương tính qua test nhanh là 213.913 trường hợp, qua RT-PCR là 114.126 trường hợp (đã được Bộ Y tế công bố). Hiện nay, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đang thực hiện công tác xét nghiệm COVID-19 trên địa bàn phù hợp với yêu cầu theo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt”.

(7) Thành phố đã thành lập Tổ Tư vấn về chính sách phòng chống dịch và phục hồi kinh tế theo Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2021 nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện thng lợi “mục tiêu kép” nhằm sớm đưa Thành phố trở về trạng thái bình thường mới. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 3066/KH-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2021 về phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế.

(8) Các cấp, các ngành đã phát huy vai trò điều hành ngành của mình, chủ động trong công tác phòng chống dịch tại đơn vị, tham mưu kịp thời các hướng dẫn thuộc lĩnh vực phụ trách trong thời gian dịch bệnh phức tạp. Ngành y tế đã cập nhật thường xuyên các phiên bản hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0 trên cơ sở chiến lược điều trị của Thành phố. Ngành nội vụ ban hành các hướng dẫn thực hiện thay đổi phương thức làm việc của các cơ quan, đơn vị nhà nước. Ngành tài chính cân đối, bố trí nguồn lực để đảm bảo các gói an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời cho người dân. Ngành xây dựng đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, xây dựng các công trình khẩn cấp để phục vụ công tác điều trị COVID-19. Ngành giao thông vận tải hướng dẫn các phương án, đối tượng được phép di chuyển, cấp mã QR cho phương tiện vận tải trong thời gian giãn cách xã hội. Ngành công thương triển khai nhiều giải pháp đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ người dân. Ngành thông tin và truyền thông kịp thời truyền tải các chỉ đạo, các chiến lược trọng tâm của Thành phố về phòng chống dịch. Ngành tài nguyên và môi trường hướng dẫn cách thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện điều trị COVID-19, các khu cách ly tập trung; phối hợp với ngành y tế triển khai nhanh các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch. Ngành khoa học và công nghệ đã chủ động, tích cực triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng công nghệ góp phần nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19. Ngành du lịch đã chuẩn bị hệ thống khách sạn dành cho cách ly tập trung và cách ly có trả phí, phục vụ lưu trú đội ngũ y tế, các đoàn từ các bệnh viện Trung ương, các tỉnh (thành) đến hỗ trợ cho Thành phố với tinh thần trọng thị, chu đáo và ân cần. Ngành lao động, thương binh và xã hội triển khai có hiệu quả các gói hỗ trợ người lao động, các nhóm đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, đồng thời thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội. Các khi công an, quân đội đã kiểm soát tốt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, kiểm soát và xử lý việc chấp hành các biện pháp giãn cách xã hội của người dân, hỗ trợ đưa người lang thang, ăn xin vào các cơ sở cách ly tập trung; bổ sung vào nhân lực của các đội phản ứng nhanh; tham gia tích cực và việc quản lý có hiệu quả các khu cách ly, bệnh viện dã chiến.

(9) Tăng cường kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 10/2013/CT-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp tại Thành phố và Quyết định số 67/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn và các chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố.

(10) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, Thành phố đã ban hành các Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh[9]. Triển khai thực hiện Hệ thống khai báo y tế điện tử trên điện thoại thông minh qua QR code giúp các bệnh viện quản lý một cách đồng bộ và chặt chẽ hoạt động khai báo y tế của tất cả mọi người khi đến bệnh viện. Đã có 130 bệnh viện công lập và tư nhân (100%) trên địa bàn thành phố triển khai khai báo y tế điện tử bằng phần mềm thống nhất của Sở Y tế Thành phố[10]. Ngành du lịch cũng triển khai dịch vụ đặt phòng cách ly có trả phí và dịch vụ vận chuyển cách ly trên nền tảng các đại lý du lịch trực tuyến (OTAs).

(11) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện khẩn trương đánh giá kết quả kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn theo bộ tiêu chí quốc gia và tình hình phòng, chống dịch của Thành phố. Đồng thời, Thành phố đã thành lập 22 đoàn kiểm tra công tác đánh giá của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, làm cơ sở để xác định biện pháp chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả cao nhất. Các Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thành phố Thủ Đức xây dựng và triển khai kế hoạch thành lập TChăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, hỗ trợ trạm y tế, trạm y tế lưu động trong việc chăm sóc và quản lý F0 tại nhà, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, các bệnh viện thuộc tầng 2, tầng 3, giảm tỷ lệ người bệnh chuyển nặng và tử vong.

(12) Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông với nhiều chương trình thiết thực trong đó Lãnh đạo Thành phố đã tổ chức các buổi livestream đi thoại trong chương trình “Dân hỏi - Thành phố trả lời” do Sở Thông tin và Truyn thông phối hợp với Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (B Thông tin và Truyền thông) tổ chức để giải đáp các thắc mắc liên quan đến định hướng về chống dịch của Thành phố, nới lỏng giãn cách xã hội, kế hoạch phục hi kinh tế; về an sinh xã hội với các gói hỗ trợ, đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ... để người dân hiểu, đồng thuận, cùng chung tay với Thành phố chống dịch. Ngoài ra, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đã đối thoại trực tiếp với người dân để giải đáp các thắc mắc liên quan đến các vấn đề phát sinh tại địa phương. Kỳ thu hút được người xem nhiều nhất là kỳ ngày 6 tháng 9 với chủ đề Đối thoại cùng Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Phan Văn Mãi” với số lượt người xem là hơn 1.330.000, trong đó số lượt người xem tại cùng 1 thời điểm cao nhất là hơn 172.000 người.

3. Kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19

[...]