Báo cáo 1356/BC-STC-VP về kết quả thực hiện công tác của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh Quý 1 năm 2022
Số hiệu | 1356/BC-STC-VP |
Ngày ban hành | 09/03/2022 |
Ngày có hiệu lực | 09/03/2022 |
Loại văn bản | Báo cáo |
Cơ quan ban hành | Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Phạm Thị Hồng Hà |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1356/BC-STC-VP |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 3 năm 2022 |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH SỞ TÀI CHÍNH QUÝ 1 NĂM 2022
Thực hiện Quyết định số 4424/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
Tiếp nhận Công văn số 877/SNV-CCHC ngày 01/3/2022 của Sở Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch công tác và chế độ báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính.
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính Sở Tài chính báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính Quý 1 năm 2022 như sau:
Phối hợp Cục Thuế thành phố, Cục Hải quan thành phố thực hiện các biện pháp để quản lý nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu, cụ thể:
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở thành phố thời kỳ ổn định ngân sách, giai đoạn 2022 - 2025.
- Tiếp tục thực hiện rà soát tìm kiếm các nguồn lực đã được tích lũy từ nhiều năm trước (như: tăng thu từ kết dư ngân sách, nguồn cải cách tiền lương, quỹ dự trữ tài chính...) để đảm bảo cho các nhiệm vụ chi phát sinh ngoài dự toán, đặc biệt là cân đối bố trí cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
- Rà soát, đôn đốc người nộp thuế nộp đúng, đủ và kịp thời số thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, giải quyết dứt điểm các khoản tiền thuế đang chờ điều chỉnh, các khoản nợ chờ xử lý còn tồn đọng.
Với vai trò Sở Tài chính là Tổ trưởng Tổ công tác, Sở Tài chính nỗ lực tham mưu, đề xuất với quyết tâm chính trị cao, chủ động trao đổi, phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển, các Sở, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề cương chi tiết đề án xây dựng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố.
Sau quá trình tham mưu thực hiện, ngày 17/9/2021, Sở Tài chính có Công văn số 5230/STC-NS về báo cáo kết quả thảo luận với Bộ Tài chính về dự toán thu, chi ngân sách năm 2022, theo đó, Sở Tài chính đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố giai đoạn 2022 - 2025 là 23% (đây cũng chính là tỷ lệ điều tiết đã được Quốc hội giao cho Thành phố ở giai đoạn trước liền kề, giai đoạn 2011 - 2016). Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương và giao Bộ Tài chính chủ trì, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định cùng với ngân sách nhà nước năm 2022.
Ngày 13/11/2021, Quốc Hội ban hành Nghị quyết số 40/2021/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022. Theo đó, Quốc hội đã tăng tỷ lệ điều tiết phần ngân sách địa phương được hưởng cho Thành phố Hồ Chí Minh là 21%.
Như vậy, sau nhiều năm tỷ lệ điều tiết liên tục giảm dần qua các thời kỳ thì đây là thời kỳ ổn định ngân sách đầu tiên tỷ lệ điều tiết cho Thành phố đã tăng 3%, qua đó, giúp tăng nguồn lực để phục vụ đầu tư phát triển Thành phố nhanh, bền vững.
Bên cạnh đó, để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới, Sở Tài chính đã có Công văn số 7571/STC-NS ngày 21/12/2021 về kiện toàn nhân sự tham gia Tổ công tác tham mưu xây dựng và triển khai Đề án điều chỉnh tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2030, phối hợp Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kiện toàn các tổ công tác.
Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, (thay thế các Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập).
Do đó, để kịp thời chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, cũng như để đảm bảo thực hiện phân loại, xác định kinh phí ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ cho đơn vị sự nghiệp công lập đúng quy định; đảm bảo tiến độ giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP; Sở Tài chính đã dự thảo văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai đến các sở - ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận - huyện (Công văn số 1296/STC-HCSN ngày 07/3/2022); trong đó trình Ủy ban nhân dân Thành phố giao các Sở - ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận - huyện sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn, khẩn trương thực hiện ngay việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị, đảm bảo hoàn thành việc giao tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập trước ngày 30/6/2022.
4. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý tài sản công tại các đơn vị:
- Ngày 22/12/2021, Bộ Tài chính có Công văn số 14504/BTC-QLCS về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý tài sản công, Sở Tài chính đã xây dựng dự thảo văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý tài sản công và có Công văn số 263/STC-CS ngày 14/01/2022 gửi các cơ quan, đơn vị có liên quan góp ý.
- Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ thì các đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phải lập Đề án, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (là các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện) rà soát, có ý kiến, sau đó gửi Sở Tài chính thẩm định, trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập hoàn chỉnh Đề án, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt từng Đề án cụ thể. Riêng đối với Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, Ủy ban nhân dân Thành phố phải lấy ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố trước khi phê duyệt. Sở Tài chính đã có Công văn số 11/STC-CS ngày 04/01/2022 về việc xin ý kiến ủy quyền phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết tại đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ngoài ra, để thuận lợi cho các đơn vị sử dụng phần mềm quản lý tài sản công, sau quá trình tập huấn Phần mềm thuộc dự án “Nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công”, Sở Tài chính có Công văn số 177/STC-CS ngày 11/01/2022 đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ, có ý kiến hướng dẫn một số nội dung liên quan đến phần mềm.
5. Tình hình giao dự toán ngân sách năm 2022:
Căn cứ Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Khóa X, tại kỳ họp thứ tư về ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2022-2025 và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách năm 2022 ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ Tờ trình số 75/TTr-CT ngày 13/12/2021 của Cục Thuế Thành phố về phân bổ dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022, Sở Tài chính đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố dự thảo Quyết định giao chỉ tiêu thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022.
Tính đến nay đã có 394/394 đơn vị khối quận huyện và 322/322 đơn vị khối phường xã, đạt tỷ lệ 100% đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, 100% đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản; 100% đơn vị sắp xếp bộ máy và có tiết kiệm kinh phí.
Việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã tạo điều kiện cho cơ quan hành chính nhà nước chủ động trong việc tổ chức sắp xếp bộ máy; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công, thực hiện tiết kiệm biên chế và chi phí quản lý nhằm tăng cường thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường công tác quản lý, chống thất thoát, tiêu cực trong đơn vị; đồng thời phân phối sử dụng nguồn tài chính hiệu quả, đảm bảo tăng thu nhập cho cán bộ, công chức từ nguồn kinh phí tiết kiệm.