Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Báo cáo 09/BC-BTP năm 2018 về tổng kết thi hành luật xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 09/BC-BTP
Ngày ban hành 08/01/2018
Ngày có hiệu lực 08/01/2018
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Khánh Ngọc
Lĩnh vực Vi phạm hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/BC-BTP

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2018

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Công văn số 1798/VPCP-PL ngày 28/02/2017: “Giao Bộ Tư pháp: Tiếp tục tổng hợp các vn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; tiến hành tng kết 04 năm thực hiện Luật, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 10 năm 2017”. Bộ Tư pháp đã phối hợp các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) tiến hành tổng kết thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC). Trên cơ sở Báo cáo tổng kết của 63 địa phương, 21 Bộ, cơ quan ngang Bộ và kết quả Hội nghị tổng kết thi hành Luật XLVPHC, Bộ Tư pháp xin báo cáo về tình hình và kết quả thi hành Luật XLVPHC như sau:

I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT XLVPHC

1. Tình hình triển khai thi hành Luật XLVPHC

1.1. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về XL VPHC

- Việc ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật XLVPHC: Sau khi Quốc hội thông qua Luật XLVPHC, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch triển khai và Danh mục nghị định quy định chi tiết thi hành Luật XLVPHC ban hành kèm theo Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 05/10/2012. ĐLuật XLVPHC được thực thi, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật XLVPHC, đặc biệt là hệ thống các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Trên cơ sở các Nghị định do Chính phủ ban hành, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng đã chủ động ban hành các Thông tư và Thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể quy định của Nghị định trong lĩnh vực do mình quản lý (Chi tiết xem lại Phụ lục 01 và 02 kèm theo Báo cáo này)1.

Trải qua gần 5 năm triển khai thi hành Luật, nhìn chung có thể thấy các văn bản hướng dẫn Luật đã được ban hành và sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với sự thay đi của pháp luật chuyên ngành cũng như đòi hỏi của thực tiễn quản lý, tạo cơ sở pháp lý phòng chống các hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực chuyên ngành.

- Việc xây dựng, trình phê duyệt và triển khai các Đề án: Theo Quyết định số 1473/QĐ-TTg, các Bộ, cơ quan ngang Bộ phải xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt các Đề án triển khai thi hành Luật XLVPHC: (i) Đề án xây dựng tổ chức, bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nht công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương; (ii) Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về XLVPHC; (iii) Đề án quản lý người chưa thành niên trong thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn; tiếp nhận, nuôi dưỡng đối tượng sau khi hết hạn chấp hành BPXLHC tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Tính đến nay, chỉ còn Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về XLVPHC hiện đang trình Chính phủ xem xét, quyết định triển khai thực hiện.

- Tại các địa phương: về cơ bản, các địa phương không ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về XLVPHC mà chủ yếu tổ chức triển khai thực hiện các văn bản do cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương ban hành. Tuy nhiên, một số địa phương2 cũng đã ban hành theo thẩm quyền các văn bản QPPL về XLVPHC trên địa bàn. Các văn bản này là những văn bản pháp luật quan trọng, tạo điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn địa phương triển khai có hiệu quả các quy định cụ thể của pháp luật về XLVPHC tại địa phương, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về XLVPHC.

1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ

- Đối với Bộ Tư pháp: Đtriển khai nhiệm vụ này, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức biên soạn tài liệu, biên soạn sách, mở chuyên mục về XLVPHC trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; mở các chuyên trang, chuyên mục đăng bài viết, đưa tin trên một số báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình; giải đáp vướng mắc, kịp thời cung cấp thông tin về tình hình triển khai thi hành Luật XLVPHC;...

Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng chú trọng công tác tập huấn, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về XLVPHC, tính đến nay, Bộ Tư pháp đã tổ chức khoảng 30 đợt tập huấn3. Đồng thời, Cục QLXLVPHC&TDTHPL (Bộ Tư pháp) cũng đã kịp thời có các văn bản hướng dẫn về kỹ năng, nghiệp vụ áp dụng pháp luật về XLVPHC theo yêu cầu của các Bộ, ngành và địa phương4.

- Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật XLVPHC và các văn bản quy định chi tiết Luật chủ yếu được thực hiện thông qua hội nghị triển khai, hội nghị tập huấn, hội nghị trực tuyến hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực, các Bộ cũng tiến hành tổ chức các hội nghị tập huấn về kỹ năng và nghiệp vụ cho các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương, đin hình là các Bộ: Quốc phòng; Tài chính; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải.

- Tại các địa phương: Công tác phổ biến, tuyên truyền được các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, giao Sở Tư pháp, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức hội nghị triển khai Luật XLVPHC kịp thời đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân bằng nhiều hình thức như: biên soạn chuyên mục hỏi đáp về Luật XLVPHC phát trên đài truyền thanh, truyền hình; mở các chuyên trang, chuyên đề và tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về XLVPHC; phát tờ rơi, tờ gấp; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật XLVPHC nhằm nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đối với các quy định của Luật XLVPHC5.v.v.

Về công tác bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về XLVPHC và công tác quản lý thi hành pháp luật về XLVPHC: hầu hết các địa phương đã cử cán bộ tham dự các đợt bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về XLVPHC và công tác quản lý thi hành pháp luật về XLVPHC do Bộ Tư pháp tổ chức. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành (như Cục Thuế, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương...) cũng đã cử các cán bộ, công chức thuộc ngành mình quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn XLVPHC do các Bộ, ngành chủ quản tổ chức cũng như tổ chức tập huấn cho toàn thcán bộ, công chức trong ngành về XLVPHC. Ngoài ra, có địa phương cũng đã chủ động tổ chức các hội nghị triển khai, các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về XLVPHC trên địa bàn các tỉnh, thành phố với sự tham gia của các Báo cáo viên của Bộ Tư pháp.

1.3. Công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC tại các Bộ, ngành, địa phương

- Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Sau khi Luật XLVPHC được ban hành và có hiệu lực, hầu hết việc kiểm tra việc thi hành pháp luật về XLVPHC ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ được tổ chức thực hiện dưới hình thức lồng ghép với các chuyên đề theo dõi thi hành pháp luật về XLVPHC trong từng lĩnh vực cụ thể hoặc các cuộc thanh tra hành chính. Tuy nhiên, cũng có một số Bộ đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra riêng về việc thi hành pháp luật về XLVPHC6.

Công tác phối hợp giữa các Bộ trong việc kiểm tra cũng được một số Bộ thực hiện thường xuyên, cụ thể: Hng năm, Bộ Tư pháp đu tổ chức các cuộc Kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật về XLVPHC cũng như trong các lĩnh vực cụ thể, cùng với đó, các Bộ cũng tích cực cử cán bộ tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Tư pháp chủ trì7.

- Tại các địa phương: Các địa phương quan tâm thực hiện, thường xuyên đôn đốc làm tốt chức năng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật. Qua các Báo cáo tổng kết thi hành Luật XLVPHC cho thấy, hầu hết các địa phương đều ban hành các Kế hoạch kiểm tra thi hành pháp luật về XLVPHC và tình hình XPVPHC trong từng lĩnh vực cụ thể; Cùng với đó, nhiều đoàn kiểm tra, tổ công tác liên ngành đã được thành lập để kiểm tra việc thực hiện công tác giải quyết khiếu nại có liên quan đến công tác XLVPHC, áp dụng pháp luật về các BPXLHC; tình hình ban hành các văn bản QPPL, các quyết định về XLVPHC... trong một số lĩnh vực trọng tâm.

Qua công tác theo dõi, quản lý chung về XLVPHC cũng như tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, có thể thấy, so với những năm trước đây (2014 và 2015), các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động hơn trong công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành về XLVPHC. Sau kiểm tra, các đoàn kiểm tra đều có báo cáo kết quả kiểm tra gửi người đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra và cơ quan, đơn vị được kiểm tra theo quy định. Qua kiểm tra, các đoàn kiểm tra đã kịp thời phát hiện và xử lý, kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quá trình áp dụng pháp luật về XLVPHC.

1.4. Công tác kiện toàn tchức bộ máy, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác XLVPHC

1.4.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản nhà nước về công tác XLVPHC tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Ngày 15/5/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 717/QĐ-TTg về việc thành lập Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). T khi thành lập đến nay, Cục QLXLVPHC&TDTHPL đã từng bước được kiện toàn về tổ chức bộ máy với 24 biên chế quản lý hành chính được giao (thực đã tuyển dụng 22 biên chế), 07 biên chế sự nghiệp, 01 lao động theo hợp đồng, được bố trí tại 05 đơn vị trực thuộc gồm: Văn phòng, 03 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 01 Trung tâm. Việc kịp thời kiện toàn tổ chức, hoạt động của Cục đã tạo tiền đề quan trọng để Bộ Tư pháp làm tốt vai trò của mình trong việc thực hiện công tác quản lý XLVPHC một cách hiệu quả trên mọi mặt.

Thực hiện quy định của Luật XLVPHC, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Quyết định số 1950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương (Quyết định 1950/QĐ-TTg), các Bộ, cơ quan ngang Bộ về cơ bản đã giao cho Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối và cử từ 01 đến 03 cán bộ thực hiện công tác này8. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý XLVPHC còn thiếu về số lượng, kiêm nhiệm nhiều công việc. Do đó, khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý XLVPHC còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định, đặc biệt là đối với những việc tham mưu, xử lý những vụ việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên sâu.

1.4.2. Kiện toàn, tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện công tác quản lý XLVPHC tại các cơ quan tư pháp địa phương

Thực hiện Quyết định số 1950/QĐ-TTg, Quyết định số 2736/QĐ-BTP ngày 15/11/2013 như đã nêu trên, ban đầu mới chỉ có 03 tỉnh, thành phố thành lập được Phòng chuyên môn trực thuộc Sở Tư pháp đthực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định: Hải Phòng; Đắk Lắk; Hà Nam. Đến nay, con số này đã tăng lên 60/63 tỉnh, thành phố thành lập phòng chuyên môn trực thuộc Sở Tư pháp9.

[...]