Luật Đất đai 2024

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi 2025

Số hiệu 81/2025/QH15
Cơ quan ban hành Quốc hội
Ngày ban hành 24/06/2025
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng
Loại văn bản Luật
Người ký Trần Thanh Mẫn
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 81/2025/QH15

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2025

 

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 203/2025/QH15;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

Điều 4. Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân

1. Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:

a) Tòa án nhân dân tối cao;

b) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh);

c) Tòa án nhân dân khu vực;

d) Tòa án chuyên biệt tại Trung tâm tài chính quốc tế (sau đây gọi là Tòa án chuyên biệt);

đ) Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).

2. Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực; phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của một số Tòa án nhân dân cấp tỉnh, của Tòa án nhân dân khu vực và Tòa án quân sự được quy định như sau:

a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của một số Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

c) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của một số Tòa án nhân dân khu vực giải quyết vụ việc phá sản; vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, vụ án hành chính về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

d) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 40 như sau:

“1. Thành phần Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng, được quy định cụ thể như sau:

a) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng;

b) 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công luân phiên theo nhiệm kỳ 01 năm 01 lần;

c) Chánh án Tòa án quân sự trung ương;

d) 01 thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân, 01 Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, 01 Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ định;

đ) 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:

Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao

Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;

2. Giám đốc việc xét xử của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định;

3. Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật;

4. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;

5. Phát triển án lệ;

6. Đào tạo nguồn nhân lực; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức của Tòa án; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm, Hòa giải viên và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

7. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án theo thẩm quyền xét xử;

8. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, nghị quyết;

9. Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ đối với các Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án để bảo đảm tuân thủ pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động của Tòa án;

10. Hợp tác quốc tế;

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:

“Điều 47. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:

a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;

c) Cục, vụ và tương đương;

d) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

đ) Cơ quan báo chí.

2. Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.

3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1 Điều này theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của luật.”.

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 48 như sau:

“1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không ít hơn 23 người và không quá 27 người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.”.

6. Bổ sung Điều 49a vào sau Điều 49 trong Mục 1 Chương IV như sau:

Điều 49a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao

1. Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.

2. Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật.

3. Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 3 của Luật này.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”.

7. Sửa đổi, bổ sung Mục 3 Chương IV như sau:

“Mục 3

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của luật.

2. Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.

3. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật.

4. Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật.

5. Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật.

6. Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d, đ và g khoản 2 Điều 3 của Luật này.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 56. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm:

a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

b) Các Tòa chuyên trách gồm Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu của thực tiễn xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;

c) Bộ máy giúp việc.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Điều 57. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm Chánh án, các Phó Chánh án và một số Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Số lượng thành viên của Ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án chủ trì.

2. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;

b) Thảo luận về chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

c) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp;

d) Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

đ) Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của luật.

2. Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d, đ và h khoản 2 Điều 3 của Luật này.”.

8. Sửa đổi, bổ sung Mục 4 Chương IV như sau:

“Mục 4

TÒA ÁN NHÂN DÂN KHU VỰC

Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân khu vực

1. Sơ thẩm vụ án, vụ việc theo quy định của luật.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d, đ và g khoản 2 Điều 3 của Luật này.

3. Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật.

4. Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực bao gồm:

a) Các Tòa chuyên trách gồm Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Tòa Gia đình và người chưa thành niên; Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ tại một số Tòa án nhân dân khu vực.

Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu của thực tiễn xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân khu vực, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ tại một số Tòa án nhân dân khu vực.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

b) Bộ máy giúp việc.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực.

2. Tòa án nhân dân khu vực có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án làm công tác thi hành án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân khu vực

1. Sơ thẩm vụ án, vụ việc theo quy định của luật.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d, đ và h khoản 2 Điều 3 của Luật này.”.

9. Sửa đổi, bổ sung tên Mục 5 Chương IV như sau:

“Mục 5

TÒA ÁN CHUYÊN BIỆT”.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 62 như sau:

“Điều 62. Tổ chức và hoạt động của Tòa án chuyên biệt

1. Nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp; tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng, việc áp dụng pháp luật tại Tòa án chuyên biệt; Thẩm phán giải quyết tranh chấp và các nội dung khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án chuyên biệt do Quốc hội quy định.

2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án chuyên biệt theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.”.

11. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 77 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:

“8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 80, khoản 1 Điều 81, khoản 1 Điều 83, khoản 1 Điều 85, khoản 1 Điều 86, khoản 1 Điều 87 của Luật này và các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.”;

b) Sửa đổi, bổ sung các khoản 11, 12, 13 và 14 như sau:

“11. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án chuyên biệt; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án chuyên biệt; thành lập các Tòa chuyên trách khác của Tòa án nhân dân khi xét thấy cần thiết.

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của một số Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc.

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

12. Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định tại khoản 1 Điều 56 và điểm a khoản 1 Điều 60 của Luật này.

13. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1 Điều 47 của Luật này.

Căn cứ vào Nghị quyết phê chuẩn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập các cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1 Điều 47 của Luật này.

Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 47 của Luật này; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.

14. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực.”.

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 80 như sau:

“Điều 80. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

b) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;

c) Chủ trì phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

đ) Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

e) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;

g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”.

13. Sửa đổi, bổ sung Điều 81 như sau:

“Điều 81. Chánh án Tòa án nhân dân khu vực

1. Chánh án Tòa án nhân dân khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân khu vực là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

2. Chánh án Tòa án nhân dân khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân khu vực; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

c) Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

d) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;

đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”.

14. Sửa đổi, bổ sung Điều 83 như sau:

“Điều 83. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực

1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”.

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 93 như sau:

“Điều 93. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 3 của Luật này.

2. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc tại Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc tại Tòa án khác theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

b) Xem xét, quyết định việc thụ lý đơn đề nghị, văn bản yêu cầu, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

c) Đề xuất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao việc giải quyết đơn đề nghị, văn bản yêu cầu, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

d) Kiểm tra, thẩm định tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật;

đ) Xây dựng tờ trình, dự thảo kết luận việc thẩm tra hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và trình Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

e) Trả lời đơn đề nghị, văn bản yêu cầu, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

g) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng;

h) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thi hành án tử hình, trong công tác đặc xá theo quy định của pháp luật;

i) Đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phát triển án lệ đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

k) Đề xuất nội dung rút kinh nghiệm, nội dung bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án và quy định của pháp luật.”.

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 95 như sau:

“2. Trong trường hợp đặc biệt, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 5 và 6 Điều 94 của Luật này có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc các Tòa án quân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án quân sự khu vực;

b) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự trung ương.”.

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 96 như sau:

“Điều 96. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 5 và 6 Điều 94 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

a) Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có từ đủ 20 năm trở lên công tác tại Tòa án, trong đó có từ đủ 10 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân. Trường hợp đặc biệt phải có từ đủ 05 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân hoặc đang là Thẩm phán Tòa án nhân dân, có từ đủ 05 năm trở lên làm Vụ trưởng Vụ chuyên môn nghiệp vụ tại Tòa án nhân dân tối cao, số lượng đề nghị bổ nhiệm không quá 10% tổng số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và được cấp có thẩm quyền chấp thuận;

c) Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.

2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 94 của Luật này, đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, bảo đảm quy trình theo quy định thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;

b) Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

3. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này không quá 03 người.”.

18. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 124 như sau:

“1. Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Hội thẩm tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực.”.

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 125 như sau:

“1. Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.”.

20. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 127 như sau:

“1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân khu vực, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu Hội thẩm nhân dân.

Thành phần Hội thẩm nhân dân bảo đảm cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án và tình hình, đặc điểm của địa phương. Số lượng nhân sự đề xuất bầu Hội thẩm nhân dân phải có số dư.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.”.

21. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 128 như sau:

“1. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.

Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.”.

22. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 147 như sau:

“2. Kinh phí hoạt động của các Tòa án quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 4 của Luật này do Chính phủ sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội quyết định. Trường hợp Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao không thống nhất về dự toán kinh phí hoạt động của các Tòa án thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định.”.

23. Bãi bỏ Mục 2 Chương IV, Điều 63, Điều 79, Điều 82, khoản 2 Điều 122, khoản 2 Điều 127.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật có liên quan

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 của Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 như sau:

“3. Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này là Tòa án nhân dân khu vực.

Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại điểm g khoản 2 Điều này là một số Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định Tòa án có thẩm quyền và phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của một số Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với yêu cầu quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 44 của Luật Hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 45/2013/QH13, Luật số 61/2014/QH13, Luật số 16/2023/QH15, Luật số 18/2023/QH15 và Luật số 49/2024/QH15 như sau:

“2. Tòa án nhân dân khu vực nơi tàu bay hạ cánh quyết định bắt giữ tàu bay theo yêu cầu bằng văn bản của chủ sở hữu hoặc của chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của chủ nợ hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra hoặc những người có quyền và lợi ích đối với tàu bay theo quy định của Luật này.”.

3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 11 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước số 29/2018/QH14 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 như sau:

“e) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 như sau:

“đ) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực;”.

4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 10/2017/QH14 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 36 như sau:

“3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:

a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;

b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội để điều tra lại nhưng sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự trung ương mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội để xét xử lại nhưng sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.”;

b) Thay thế cụm từ “Tòa án nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “Tòa án nhân dân khu vực” tại đoạn mở đầu khoản 1 Điều 53.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 130 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 16/2023/QH15 như sau:

“Điều 130. Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển

1. Tòa án nhân dân khu vực nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển.

Trường hợp cảng có nhiều bến cảng tại địa phận các xã, phường, đặc khu thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân khu vực khác nhau thì Tòa án nhân dân khu vực nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.

2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân khu vực nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.

Quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án được giao cho cảng vụ hai bản, một bản để thực hiện và một bản để cảng vụ giao cho thuyền trưởng tàu bị bắt giữ để thực hiện.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân khu vực trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân khu vực thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau.”.

6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 42/2013/QH13 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 64 như sau:

“2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý công tác giải quyết khiếu nại, định kỳ thông báo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan, tổ chức mình.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 65 như sau:

“3. Ủy ban nhân dân địa phương, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân và thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về tình hình khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính và công tác giải quyết khiếu nại, xét xử vụ án hành chính trong phạm vi địa phương mình.”.

7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 59/2020/QH14 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

“Điều 14. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân

1. Chánh án Tòa án nhân dân khu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân khu vực, công chức khác do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Tòa án nhân dân khu vực.

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp, của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 60 như sau:

“2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quản lý công tác giải quyết tố cáo; hằng năm gửi báo cáo về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình đến Ủy ban nhân dân cùng cấp để tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân.”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 66 của Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 59/2024/QH15 như sau:

“4. Tòa án nhân dân khu vực quyết định việc chăm sóc thay thế đối với trường hợp trẻ em được quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em được pháp luật quy định.”.

9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13, Luật số 23/2018/QH14, Luật số 67/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 31 /2024/QH15, Luật số 43/2024/QH15 và Luật số 59/2024/QH15 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền thi hành án

1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân khu vực; bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

b) Bản án, quyết định của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

d) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đối với bản án, quyết định của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao nơi Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã xét xử sơ thẩm có trụ sở;

đ) Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

e) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

g) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;

h) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

i) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác ủy thác;

k) Quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng bồi thường thiệt hại của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

l) Bản án, quyết định khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

a) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;

b) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự khu vực trên địa bàn;

c) Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;

d) Quyết định dân sự của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;

đ) Quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng bồi thường thiệt hại của Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở;

e) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác ủy thác;

g) Bản án, quyết định khác theo quy định của pháp luật.”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 48 như sau:

“đ) Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại điểm b khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 170khoản 2 Điều 179 của Luật này;”;

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 63 như sau:

“1. Việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân khu vực và tương đương) nơi cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án có trụ sở.”;

d) Sửa đổi, bổ sung Điều 170 như sau:

“Điều 170. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án dân sự

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao:

a) Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản pháp luật về thi hành án dân sự;

b) Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo kết quả thi hành bản án, quyết định trong trường hợp cần thiết;

c) Xem xét theo thủ tục tái thẩm quyết định miễn, giảm thi hành án theo quy định của luật;

d) Giải quyết yêu cầu, kiến nghị và chỉ đạo Tòa án các cấp giải quyết yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn theo quy định của pháp luật;

đ) Chỉ đạo Tòa án các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan trong thi hành án dân sự;

e) Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổng kết công tác thi hành án dân sự.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự trung ương:

a) Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo kết quả thi hành bản án, quyết định trong trường hợp cần thiết;

b) Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị;

c) Xem xét theo thủ tục tái thẩm quyết định miễn, giảm thi hành án theo quy định của luật.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

a) Chuyển giao bản án, quyết định, tài liệu và vật chứng có liên quan cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật này;

b) Giải quyết kháng nghị về quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này;

c) Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo kết quả thi hành bản án, quyết định trong trường hợp cần thiết;

d) Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị;

đ) Giải quyết kiến nghị, yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự và theo dõi kết quả xử lý sau khi Tòa án trả lời;

e) Xem xét theo thủ tục tái thẩm quyết định miễn, giảm thi hành án theo quy định của luật.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân khu vực và tương đương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương:

a) Chuyển giao bản án, quyết định, tài liệu và vật chứng có liên quan cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật này;

b) Xem xét, quyết định việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;

c) Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng tài sản; hủy giấy tờ, giao dịch phát sinh trong quá trình thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;

d) Giải quyết kiến nghị, yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự và theo dõi kết quả xử lý sau khi Tòa án trả lời.

5. Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy.”.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 16 của Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 59/2020/QH14 như sau:

“3. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.”.

11. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Luật Tương trợ tư pháp số 08/2007/QH12 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:

“Điều 38. Tiếp nhận yêu cầu dẫn độ

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ dẫn độ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 36 của Luật này. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ cung cấp thông tin bổ sung hồ sơ. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu dẫn độ và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân khu vực có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để xem xét, quyết định.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 39 như sau:

“1. Trong trường hợp Bộ Công an nhận được văn bản của hai hoặc nhiều nước yêu cầu dẫn độ một người về cùng một tội phạm hoặc nhiều tội phạm khác nhau thì Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ cho một trong các nước yêu cầu và chuyển hồ sơ yêu cầu dẫn độ cho Tòa án nhân dân khu vực xem xét, quyết định dẫn độ.”;

c) Sửa đổi, bổ sung Điều 40 như sau:

“Điều 40. Quyết định dẫn độ

1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu dẫn độ do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân khu vực nơi người bị yêu cầu dẫn độ đang cư trú, đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu dẫn độ, Tòa án nhân dân khu vực có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.

2. Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án nhân dân khu vực ra một trong các quyết định sau đây:

a) Xem xét yêu cầu dẫn độ khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật này;

b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu dẫn độ và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc bên nước ngoài rút yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.

3. Tòa án nhân dân khu vực xem xét yêu cầu dẫn độ trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

4. Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Hội đồng xem xét yêu cầu dẫn độ làm việc theo trình tự sau đây.

a) Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu dẫn độ và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc dẫn độ;

b) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc dẫn độ;

c) Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến, nếu có;

d) Người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến;

đ) Căn cứ vào các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ.

5. Chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ, Tòa án nhân dân khu vực gửi quyết định cho người bị yêu cầu dẫn độ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Người bị yêu cầu dẫn độ có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân khu vực ra quyết định. Tòa án nhân dân khu vực phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ dẫn độ và kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp tỉnh mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân khu vực bị kháng cáo, kháng nghị; Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định về việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ. Trình tự xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ của Tòa án nhân dân khu vực được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Quyết định dẫn độ có hiệu lực pháp luật bao gồm:

a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;

b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.”;

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 42 như sau:

“1. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày quyết định của Tòa án nhân dân về dẫn độ có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án nhân dân khu vực có thẩm quyền ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ. Quyết định thi hành quyết định dẫn độ phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an, nước yêu cầu dẫn độ và người bị dẫn độ.”;

đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 43 như sau:

“2. Trường hợp hết thời hạn do các nước liên quan thoả thuận trước bằng văn bản mà nước yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận thì Bộ Công an kiến nghị Tòa án nhân dân khu vực đã ra quyết định dẫn độ hủy quyết định thi hành quyết định dẫn độ đó và thông báo cho nước yêu cầu dẫn độ biết.”;

e) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 44 như sau:

“1. Khi người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt trên lãnh thổ của Việt Nam về tội không phải là tội bị yêu cầu dẫn độ thì Tòa án nhân dân khu vực đã ra quyết định dẫn độ có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân khu vực, cơ quan công an cấp có thẩm quyền hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ người đó cho đến khi kết thúc quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành xong toàn bộ hoặc một phần hình phạt đã tuyên. Bộ Công an thông báo bằng văn bản cho nước yêu cầu dẫn độ về việc hoãn dẫn độ chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày hết thời hạn hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ. Chánh án Tòa án nhân dân khu vực đã hoãn việc thi hành quyết định dẫn độ phải ra quyết định thi hành quyết định dẫn độ và gửi ngay quyết định cùng tài liệu, hồ sơ liên quan cho cơ quan công an thi hành quyết định dẫn độ để thông báo cho nước yêu cầu và tiếp tục tiến hành việc dẫn độ theo thoả thuận cụ thể với nước yêu cầu.”;

g) Sửa đổi, bổ sung Điều 45 như sau:

“Điều 45. Dẫn độ lại

Trường hợp người đã bị dẫn độ trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt ở nước ngoài và quay trở lại Việt Nam thì nước yêu cầu dẫn độ có thể đưa ra yêu cầu dẫn độ lại người đó kèm theo các tài liệu quy định tại Điều 36 và Điều 37 của Luật này; trong trường hợp này, Tòa án nhân dân khu vực không tiến hành lại thủ tục quyết định dẫn độ theo quy định tại Điều 40 của Luật này; Chánh án Tòa án nhân dân khu vực đã quyết định dẫn độ trước đây quyết định dẫn độ lại đối với người đó. Việc áp giải người bị dẫn độ lại được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.”;

h) Sửa đổi, bổ sung Điều 54 như sau:

“Điều 54. Tiếp nhận yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và tài liệu kèm theo, Bộ Công an vào sổ hồ sơ chuyển giao và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu chuyển giao cung cấp thông tin bổ sung hồ sơ. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân khu vực có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để xem xét, quyết định.” ;

i) Sửa đổi, bổ sung Điều 55 như sau:

“Điều 55. Quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài

1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân khu vực nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, Tòa án nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu chuyển giao. Văn bản yêu cầu và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an.

2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án nhân dân khu vực ra một trong các quyết định sau đây:

a) Xem xét yêu cầu chuyển giao khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này;

b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu chuyển giao và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người yêu cầu chuyển giao rút lại yêu cầu chuyển giao hoặc người được yêu cầu chuyển giao đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì các lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được.

3. Tòa án nhân dân khu vực xem xét yêu cầu chuyển giao trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

4. Việc xem xét yêu cầu chuyển giao được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Hội đồng xem xét yêu cầu chuyển giao làm việc theo trình tự sau đây:

a) Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu chuyển giao và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc chuyển giao;

b) Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc chuyển giao;

c) Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người được yêu cầu chuyển giao trình bày ý kiến, nếu có;

d) Người yêu cầu chuyển giao trình bày ý kiến;

đ) Căn cứ vào các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc chuyển giao hoặc từ chối chuyển giao.

5. Chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chuyển giao hoặc từ chối chuyển giao, Tòa án nhân dân khu vực gửi quyết định cho người được chuyển giao, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Bộ Công an để thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Người yêu cầu chuyển giao có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân khu vực ra quyết định. Tòa án nhân dân khu vực phải gửi hồ sơ và kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển giao và kháng cáo, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp tỉnh mở phiên họp xem xét quyết định của Tòa án nhân dân khu vực bị kháng cáo, kháng nghị; Hội đồng xem xét phúc thẩm quyết định về việc chuyển giao hoặc từ chối chuyển giao. Trình tự xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định chuyển giao của Tòa án nhân dân khu vực được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Quyết định chuyển giao có hiệu lực pháp luật bao gồm:

a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị;

b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.” ;

k) Sửa đổi, bổ sung Điều 56 như sau:

“Điều 56. Thẩm quyền quyết định tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam

Tòa án nhân dân khu vực nơi người được chuyển giao có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam quyết định việc tiếp nhận. Trình tự, thủ tục xem xét việc tiếp nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.” ;

l) Sửa đổi, bổ sung Điều 68 như sau:

“Điều 68. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân khu vực:

a) Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của Luật này;

b) Xem xét, quyết định dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù hoặc từ chối dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật này;

c) Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo thẩm quyền;

d) Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo Tòa án nhân dân tối cao.

2. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

a) Xem xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo thẩm quyền;

b) Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp cho Tòa án nhân dân tối cao.”;

m) Bãi bỏ khoản 2 Điều 63.

12. Thay thế cụm từ “Tòa án nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “Tòa án nhân dân khu vực” tại khoản 4 Điều 33, khoản 3 và khoản 4 Điều 34 của Luật Phòng, chống ma túy số 73/2021/QH14.

13. Thay thế cụm từ “Tòa án nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “Tòa án nhân dân khu vực” tại khoản 3 Điều 123 của Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2025.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Trần Thanh Mẫn

 

7
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi 2025
Tải văn bản gốc Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi 2025

THE NATIONAL ASSEMBLY OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

Law No. 81/2025/QH15

Hanoi, June 24, 2025

 

LAW

AMENDMENTS TO LAW ON ORGANIZATION OF PEOPLE’S COURTS

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam amended by the Resolution No. 203/2025/QH15;

 The National Assembly promulgates Law on amendments to Law on Organization of People’s Courts No. 34/2024/QH15.

Article 1. Amendments to the Law on Organization of People’s Courts

1. Article 4 shall be amended as follows:

“Article 4. Organization of and jurisdiction to establish or dissolve People’s Courts

1. People’s Courts include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) People’s Courts of cities and provinces (hereinafter referred to as “provincial People’s Courts”);

c) Regional People’s Courts;

d) Specialized Courts at International Financial Centers (hereinafter referred to as “Specialized Courts”)

dd) Central Military Court, Military Courts of military zones and equivalents, regional Military Courts (hereinafter referred to as “Military Courts”).

2. The jurisdiction to establish or dissolve provincial People’s Courts; regional People’s Courts; and promulgate regulations on the scope of territorial jurisdiction of some provincial People’s Courts, regional People’s Courts and Military Courts shall be regulated as follows:

a) The National Assembly Standing Committee has jurisdiction to decide to establish or dissolve provincial People’s Courts and regional People’s Courts; and promulgate regulations on the scope of territorial jurisdiction of regional People’s Courts at the request of the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

b) The National Assembly Standing Committee has jurisdiction to promulgate regulations on the scope of territorial jurisdiction of some provincial People’s Courts to annul arbitration award or apply for arbitration award at the request of the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

c) The National Assembly Standing Committee has jurisdiction to promulgate regulations on the scope of territorial jurisdiction of some regional People’s Courts to settle bankruptcy cases; business, commerce and civil cases and administrative lawsuits over intellectual property and technology transfer at the request of the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

d) The National Assembly Standing Committee has jurisdiction to decide to establish or dissolve and promulgate regulations on the scope of territorial jurisdiction of Military Courts of military zones and equivalents, regional Military Courts at the request of the Chief Justice of the Supreme People’s Court after reaching agreement with the Minister of National Defense.”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

“1. The National Council for Selection and Supervision of Judges is composed of a Chairperson, Vice Chairperson and members. To be specific:

a) Chairperson of the Council who is Chief Justice of the Supreme People’s Court;

b) 01 Vice Chairperson of the Council who is a person concurrently holding the positions of the Deputy Chief Justice of the Supreme People’s Court and Judge of the Supreme People’s Court. The Vice Chairperson of the Council will be reassigned by the Chief Justice of the Supreme People’s Court every year;

c) Chief Justice of the Central Military Court;

d) 01 head of unit affiliated to the Supreme People’s Court who is Judge of the Supreme People’s Court, 01 Chief Justice of the Appellate Court of the Supreme People's Court, 01 Chief Justice of the provincial People’s Court, designated by the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

dd) Representatives of the leaderships of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, Vietnam Lawyers’ Association, the President Office, the Ministry of Justice, the Ministry of National Defense, the Ministry of Home Affairs, and the Ministry of Finance. Each Ministry, authority or organization shall appoint one representative.

3. Article 46 shall be amended as follows:

“Article 46. Duties and powers of the Supreme People’s Court

The Supreme People’s Court is the highest judicial body of the Socialist Republic of Vietnam and performs the following duties and powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Supervise the adjudication by the Appellate Court of the Supreme People's Court and other Courts, except cases prescribed by a law;

3. Organize appellate trials over criminal lawsuits on which first-instance judgments or decisions of provincial People’s Courts have not taken effect and are appealed or protested against as per law;

4. Make overall assessment of adjudication practices of Courts and ensure the uniform application of law to adjudication;

5. Develop precedents;

6. Give training to human resources; train Judges, Court Examiners, Court Clerks, other public employees of Courts; and provide refresher training for Jurors, Mediators and other persons as per law;

7. Manage organizational structure of People’s Courts and Military Courts in accordance with this Law and relevant laws, thereby ensuring independence of Courts from one another;

8. Propose formulation of laws, ordinances and resolutions of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee; submit bills and draft resolutions to the National Assembly; submit draft ordinances and resolutions to the National Assembly Standing Committee;

9. Conduct professional inspections of Courts, Judges, Jurors, Court Examiners and Court Clerks so as to ensure compliance with regulations of law, control of powers and prevention and control of bureaucracy, corruption and extravagance in Courts’ operations;

10. Ensure international cooperation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

4. Article 47 shall be amended as follows:

“Article 47. Organizational structure of the Supreme People’s Court

1. The organizational structure of the Supreme People’s Court consists of:

a) Judges’ Council;

b) Appellate Courts;

c) Departments and equivalents;

d) Training institution;

dd) Press agency.

2. The Supreme People’s Court has the Chief Justice, Deputy Chief Justices, Judges of the Supreme People’s Court, Presidents and Vice Presidents of tribunals, Judges of People’s Courts, Examiners, Clerks, other public employees and employees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

5. Clause 1 Article 48 shall be amended as follows:

“1. The number of members of the Judges' Council of the Supreme People’s Court shall be between 23 and 27, including the Chief Justice, Deputy Chief Justices that are Judges of the Supreme People’s Court and other Judges of the Supreme People’s Court.”.

6. Article 49a shall be added after Article 49 in Section 1 of Chapter IV as follows:

 “Article 49a. Duties and powers of Appellate Courts of the Supreme People’s Court

1. Organize appellate trials over criminal lawsuits on which first-instance judgments or decisions of provincial People’s Courts have not taken effect and are appealed or protested against as per law.

2. Request the Chief Justice of the Supreme People’s Court to consider protesting against judgments or decisions of Appellate Courts of the Supreme People’s Court, provincial People’s Courts which have taken legal effect according to cassation or reopening procedure as per law.

3. Make overall assessment of adjudication practices; propose precedents.

4. Perform duties and exercise powers specified in points b, c, d and dd clause 2 Article 3 of this Law.

5. Perform other duties and powers as per law.”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

“Section 3

PROVINCIAL PEOPLE’S COURTS

Article 55. Duties and powers of provincial People’s Courts

1. Conduct first-instance trials over criminal lawsuits as per law.

2. Organize appellate trials over lawsuits/cases on which first-instance judgments or decisions of regional People’s Courts have not taken effect and are appealed or protested against as per law.

3. Review regional People’s Courts’ judgments and decisions which have taken legal effect and are protested against according to cassation or reopening procedure and in accordance with the law;

4. Inspect judgments or decisions of regional People’s Courts which have yet taken legal effect.

5. Request the Chief Justice of the Supreme People’s Court to consider protesting against judgments or decisions of Appellate Courts of the Supreme People’s Court, provincial People’s Courts which have taken legal effect according to cassation or reopening procedure as per law.

6. Make overall assessment of adjudication practices; propose precedents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

8. Perform other duties and powers as per law.”.

Article 56. Organizational structure of provincial People’s Courts

1. The organizational structure of a provincial People’s Court consists of:

a) Judges' Committee;

b) Criminal, civil, administrative, economic, labor, family and juvenile tribunals.

If necessary, the National Assembly Standing Committee shall decide to establish other specialized tribunals at the request of the Chief Justice of the Supreme People’s Court.

According to regulations of this point and adjudication practice requirements applicable to each provincial People’s Court, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall decide the organization of specialized tribunals;

c) Assistance apparatus.

The Chief Justice of the Supreme People’s Court shall decide establishment and issue regulations on duties and powers of the assistance apparatus affiliated to every provincial People’s Court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 57. Judges' Committees of provincial People’s Courts

1. A Judges' Committee of a provincial People’s Court shall be composed of the Chief Justice, Deputy Chief Justices and some People’s Court Judges as decided by the Chief Justice of the Supreme People’s Court.  The number of members of the Judges' Committee shall be decided by the Chief Justice of the Supreme People’s Court at the request of the Chief Justice of the provincial People’s Court.

Meetings of the Judges' Committee of the provincial People’s Court shall be chaired by the Chief Justice.

2.  The Judges' Committee of the provincial People’s Court has the following duties and powers:

a) Review regional People’s Courts’ judgments and decisions which have taken legal effect and are protested against according to cassation or reopening procedure and in accordance with the law;

b) Discuss working programs and plans prepared by the provincial People’s Court;

c) Discuss and give its opinions on reports on tasks performed by the Chief Justice of the provincial People’s Court to submit them to the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the People’s Council at the same level;

d) Discuss recommendations made by the Chief Justice of the provincial People’s Court about proposals submitted to the Chief Justice of the Supreme People’s Court for reconsideration of judgments or decisions of the provincial People’s Court, the Appellate Court of the Supreme People’s Court which have yet taken legal effect according to cassation or reopening procedure at the request of the Chief Justice of the provincial People’s Court;

dd) Make overall assessment of adjudication practices; propose precedents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Conduct first-instance trials over criminal lawsuits as per law.

2. Organize appellate trials over lawsuits/cases on which first-instance judgments or decisions of regional People’s Courts have not taken effect and are appealed or protested against as per law.

3. Perform duties and exercise powers specified in points b, c, d, dd and h clause 2 Article 3 of this Law.”.

8. Section 4 Chapter IV shall be amended as follows:

“Section 4

REGIONAL PEOPLE’S COURTS

Article 59. Duties and powers of regional People’s Courts

1. Conduct first-instance trials over lawsuits and cases as per law.

2. Perform duties and exercise powers specified in points b, c, d, dd and g clause 2 Article 3 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

4. Make overall assessment of adjudication practices; propose precedents.

5. Perform other duties and powers as per law.”.

Article 60. Organizational structure of regional People’s Courts

1. The organizational structure of a regional People’s Court consists of:

a) Criminal, civil, administrative, economic, family and juvenile tribunals; bankruptcy and intellectual property tribunals of some regional People’s Courts.

According to regulations of this point and adjudication practice requirements applicable to each regional People’s Court, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall decide the organization of criminal, civil, administrative, economic, family and juvenile tribunals.

According to regulations in point c clause 2 Article 4 of this Law, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall decide the organization of bankruptcy and intellectual property tribunals of some regional People’s Courts.

If necessary, the National Assembly Standing Committee shall decide to establish other specialized tribunals at the request of the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

b) Assistance apparatus.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. A regional People’s Court has its Chief Justice, Deputy Chief Justices, Presidents and Vice Presidents of tribunals, People’s Court Judges, Examiners in charge of enforcing judgments, Clerks, other public employees and employees.

Article 61. Duties and powers of  specialized tribunals of the regional People’s Court

1. Conduct first-instance trials over lawsuits and cases as per law.

2. Perform duties and exercise powers specified in points b, c, d, dd and h clause 2 Article 3 of this Law.”.

9. Title of Section 5 Chapter IV shall be amended as follows:

“Section 5

SPECIALIZED COURTS”.

10. Article 62 shall be amended as follows:

“Article 62. Organization and operation of specialized Courts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. The National Assembly Standing Committee shall decide to establish or dissolve and promulgate regulations on the scope of territorial jurisdiction of specialized Courts at the request of the Chief Justice of the Supreme People’s Court.".

11. Some clauses of Article 77 shall be amended as follows:

a) Clause 8 shall be amended as follows:

“8. Appoint, discharge or remove from office the holders of positions specified in clause 1, Article 80; clause 1, Article 81; clause 1 Article 83, clause 1 Article 85, clause 1 Article 86, clause 1 Article 87 of this Law and other positions of the Supreme People’s Court, except for those within the jurisdiction over appointment, discharge or removal from office of the President of Vietnam.”;

b) Clauses 11, 12, 13 and 14 shall be amended as follows:

“11. Request the National Assembly Standing Committee to decide the establishment or dissolution of provincial People’s Courts, regional People’s Courts and specialized Courts; regulations on territorial jurisdiction of regional People’s Courts and specialized Courts; and establishment of other specialized tribunals of People’s Courts if necessary.

Request the National Assembly Standing Committee to promulgate regulations on territorial jurisdiction of some provincial People’s Courts to annul arbitration award or apply for arbitration award.

Request the National Assembly Standing Committee to decide the establishment or dissolution of and promulgate regulations on territorial jurisdiction of Military Courts of military zones and equivalents and regional Military Courts after reaching agreement with the Minister of National Defense.

12. Decide organization of specialized tribunals according to regulations in clause 1 Article 56 and point a clause 1 Article 60 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Pursuant to the approval resolution of the National Assembly Standing Committee, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall decide the establishment of authorities and units specified in points b, c and dd clause 1 Article 47 of this Law.

Stipulate organizational apparatus, duties and powers of authorities and units specified in points b, c, d and dd clause 1 Article 47 of this Law; scope of territorial jurisdiction of Appellate Courts of the Supreme People's Court.

14. Decide establishment, reorganization or dissolution of and issue regulations on duties and powers of assistance apparatuses of provincial People’s Courts and regional People’s Courts.”.

12. Article 80 shall be amended as follows:

“Article 80. Chief Justices of provincial People’s Courts

1. Chief Justices of provincial People’s Courts shall be appointed, discharged or removed from office by the Chief Justice of the Superior People’s Court.

The term of office of a Chief Justice of a provincial People’s Court shall be 5 years from the date of appointment.

2. The Chief Justice of the provincial People’s Court has the following duties and powers:

a) Organize trials of the provincial People’s Court; take responsibility for organization of the implementation of the principle that Judges and Jurors shall independently adjudicate and solely comply with the laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c) Chair meetings of the Judges' Committee of the provincial People’s Court;

d) Perform duties and powers over personnel organization as delegated by the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

dd) Be answerable and report tasks of the provincial People’s Court and regional People’s Courts within their provinces to the provincial People’s Council and the Chief Justice of the Supreme People’s Court;  answer questions and respond to recommendations of delegates of the provincial People’s Council;

e) Recommend the Chief Justice of the Supreme People’s Court to consider protesting against judgments or decisions of the provincial People’s Court, the Appellate Court of the Supreme People's Court which have yet taken legal effect according to cassation or reopening procedure as per law;

g) Perform other duties and powers as per law.”.

13. Article 81 shall be amended as follows:

“Article 81. Chief Justices of regional People’s Courts

1. Chief Justices of regional People’s Courts shall be appointed, discharged or removed from office by the Chief Justice of the Supreme People’s Court.

The term of office of a Chief Justice of a regional People’s Court shall be 5 years from the date of appointment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Organize trials of the regional People’s Court; take responsibility for organization of the implementation of the principle that Judges and Jurors shall independently adjudicate and solely comply with the laws;

b) Perform duties and powers over personnel organization as delegated by the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

c) Be answerable and report tasks to the Chief Justice of the provincial People’s Court;

d) Request the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Chief Justice of the provincial People’s Court to consider protesting against judgments or decisions of regional People’s Courts, provincial People’s Courts which have taken legal effect according to cassation or reopening procedure as per law;

dd) Perform other duties and powers as per law.”.

14. Article 83 shall be amended as follows:

“Article 83. Deputy Chief Justices of provincial People’s Courts, regional People’s Courts

1. Deputy Chief Justices of provincial People’s Courts and regional People’s Courts shall be appointed, discharged or removed from office by the Chief Justice of the Supreme People’s Court.

The term of office of a Deputy Chief Justice of a provincial or regional People’s Court shall be 5 years from the date of appointment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. Deputy Chief Justices shall perform duties and powers according to the procedural law and other duties and powers as per law.”.

15. Article 93 shall be amended as follows:

“Article 93. Duties and powers of Judges of People’s Courts

1. Perform duties and exercise powers specified in points a, b, c, d and dd clause 2 Article 3 of this Law.

2. People’s Court Judge that works for the Supreme People’s Court has the following duties and powers:

a) Adjudicate and settle lawsuits and cases at Appellate Courts of the Supreme People's Court; settle lawsuits and cases at other Courts according to regulations issued by the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

b) Consider deciding to accept petitions, written requests and recommendations according to cassation or reopening procedure as assigned by the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

c) Send proposals to the Chief Justice and Judges of the Supreme People’s Court for processing written requests, petitions and recommendations according to cassation or reopening procedure;

d) Inspect and appraise documents and evidences as per law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

e) Respond to written requests, petitions and recommendations according to cassation or reopening procedure and in accordance with regulations issued by the Chief Justice of the Supreme People’s Court;

g) Request the Chief Justice of the Supreme People’s Court to resolve procedural complaints according to regulations of the procedural law;

h) Request the Chief Justice of the Supreme People’s Court to perform duties and powers over execution of death sentences and pardon-related activities as per law;

i) Request the Chief Justice and the Judges’ Council of the Supreme People’s Court to develop precedents for legally effective judgments or decisions of Courts;

k) Propose lessons to be drawn and assurance of uniform application of laws to practical adjudication and settlement of lawsuits and cases.

3. Perform other duties and powers as assigned by the Chief Justice according to regulations of law.”.

16. Clause 2 Article 95 shall be amended as follows:

“2. In a special case, a person who fully meets the standards prescribed in clauses 1, 3, 5 and 6 Article 94 of this Law may be appointed as a Judge of a People’s Court; regarding an in-service army officer, he/she may be selected and appointed as a Judge of a People’s Court affiliated to any Military Court in one of the following cases:

a) Having been engaged in legal affairs for at least 10 years; being transferred by a competent agency or organization to hold the leading position in a regional People’s Court or a regional Military Court;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

17. Article 96 shall be amended as follows:

“Article 96. Standards and conditions for appointment of Judges of the Supreme People’s Court

1. A person who fully meets the standards prescribed in clauses 1, 3, 5 and 6 Article 94 of this Law and the following conditions may be selected and appointed as a Judge of the Supreme People’s Court:

a) Being at least 45 years old;

b) Having a minimum of 20 years of experience working for a Court, including at least 10 years serving as a People’s Court Judge. In a special case, he/she shall have a minimum of 05 years of experience working as a Judge of a People’s Court or be working as a Judge of a People’s Court, have a minimum of 05 years of experience working as a Director of a Professional Department at the Supreme People’s Court and the number of nominees shall not exceed the total number of Judges of the Supreme People’s Court by more than 10% and shall be approved by a competent authority;

c) Being capable of adjudicating and settling lawsuits/cases, and other matters within the jurisdiction of the Supreme People’s Court prescribed by the law.

2. A person who does not work in a Court but has high reputation in society, meets the standards specified in clause 1 and clause 6 Article 94 of this Law and conditions for appointment specified in point a and point c clause 1 of this Article, and follows procedures as per law may be selected and appointed as a Judge of the Supreme People’s Court in one of the following cases:

a) Holding an important position in a central authority or organization, being deeply knowledgeable about politics, law, economy, culture, society, security, national defense and diplomacy;

b) Being an expert, attorney, lecturer or scientist who has high qualification in law, holds an important position in a political authority or organization, socio-political organization, socio-political-professional organization or socio-professional organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

18. Clause 1 Article 124 shall be amended as follows:

“1. Election of people’s Jurors shall apply to Jurors at provincial People’s Courts and regional People’s Courts.”.

19. Clause 1 Article 125 shall be amended as follows:

“1. People’s Jurors shall adjudicate lawsuits within the jurisdiction of People’s Courts as assigned by Chief Justices of Courts where they are elected as People’s Jurors.”.

20. Clause 1 Article 127 shall be amended as follows:

"1. Each provincial People’s Court shall notify demands for Jurors working for the provincial People’s Court and the regional People’s Court in terms of number and composition to the provincial Vietnam Fatherland Front Committee that will select and recommend persons who fully meet the standards prescribed in clause 1 Article 122 of this Law so that the provincial People’s Council elects people’s Jurors.

The composition of people's Jury shall be reasonable and conformable with requirements for adjudication of lawsuits within the jurisdiction of Courts and local situation and characteristics.  The number of nominees for people's Jurors must be larger than the number of Jurors needed.

After reaching agreement with the provincial Vietnam Fatherland Front Committee, the Chief Justice of the provincial People’s Court shall request the provincial People’s Council to discharge or dismiss people’s Jurors.”.

21. Clause 1 Article 128 shall be amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

When the term of office of the People’s Council ends, the people’s Juror shall remain on duty until the new-term People’s Council elects the new-term people’s Juror.”.

22. Clause 2 Article 147 shall be amended as follows:

“2. After reaching agreement with the Supreme People’s Court, the Government shall request the National Assembly to decide funding for operations of Courts specified in points a, b, c, and d clause 1 Article 4 of this Law.  In case the Government and the Supreme People's Court do not agree on estimated funding for operations of Courts, the Chief Justice of the Supreme People's Court shall request the National Assembly to consider issuing a decision.".

23. Section 2 Chapter IV, Article 63, Article 79, Article 82, clause 2 Article 122 and clause 2 Article 127 shall be annulled.

Article 2. Amendments to some articles of relevant laws

1. Clause 3 Article 7 of the Law on Commercial Arbitration No. 54/2010/QH12 shall be amended as follows:

“3. Regional People's Courts have jurisdiction over arbitration operations specified in clause 1 and points a,b,c,d,dd and e clause 2 of this Article.

Some provincial People's Courts have jurisdiction over arbitration operations specified in point g, clause 2 of this Article and the National Assembly Standing Committee shall promulgate regulations on Courts having jurisdiction and scope of territorial jurisdiction of some provincial People’s Courts over the request specified in point g clause 2 of this Article.”.

2. Clause 2 Article 44 of the Law on Civil Aviation No. 66/2006/QH11 amended by the Law No. 45/2013/QH13, the Law No. 61/2014/QH13, the Law No. 16/2023/QH15, the Law No. 18/2023/QH15 and the Law No. 49/2024/QH15 shall be amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. Some clauses of Article 11 of the Law on Protection of State Secrets No. 29/2018/QH14 shall be amended as follows:

a) Point e clause 1 shall be amended as follows:

“e) Chief Justices of provincial People’s Courts, Chief Prosecutors of provincial People’s Procuracies;”;

b) Point dd clause 2 shall be amended as follows:

“dd) Heads of affiliates of provincial People’s Courts, provincial People’s Procuracies, excluding the competent persons specified in point b clause 3 herein; Chief Justices of regional People’s Courts and Chief Prosecutors of regional People’s Procuracies;”.

4. Some articles of the Law on State’s Liability for Compensation No. 10/2017/QH14 shall be amended as follows:

a) Clause 3 Article 36 shall be amended as follows:

“3. A provincial People’s Court or a Central Military Court that has jurisdiction to conduct trial according to cassation or reopening procedure shall act as a compensation body in any of the following cases:

a) The Judges’ Council of the Supreme People’s Court annuls the cassation or reopening decision of the provincial People’s Court or the Central Military Court which declared that the defendant was guilty and the case was terminated as no violation was committed or his/her act has not constituted crime;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c) The Judges’ Council of the Supreme People’s Court annuls the cassation or reopening decision of the provincial People’s Court or the Central Military Court which declared that the defendant was guilty for re-trial but then the defendant is declared not guilty as no violation was committed, or his/her act has not constituted crime.”;

b) The phrase “Tòa án nhân dân cấp huyện” (the district-level People’s Court) shall be replaced by the phrase “Tòa án nhân dân khu vực” (the regional People’s Court) at the first paragraph of clause 1 of Article 53.

5. Article 130 of the Vietnam Maritime Code No. 95/2015/QH13 amended by the Law No. 35/2018/QH14 and the Law No. 16/2023/QH15 shall be amended as follows:

“Article 130. Jurisdiction to decide to arrest seagoing vessels

1. The People’s Court of region where the seaport at which a seagoing vessel required to be arrested is undergoing maritime operations is located has jurisdiction to decide to arrest the seagoing vessel.

Where the seaport has different port terminals located in different communes, wards or special zones within the scope of territorial jurisdiction of regional People’s Courts, the People’s Court of region where the seaport at which the seagoing vessel required to be arrested is undergoing maritime operations is located has jurisdiction to decide to arrest the seagoing vessel.

2. The People’s Court that is settling a civil lawsuit, or the regional People's Court where the Arbitration Council is resolving any dispute, has jurisdiction to decide to impose an arrest of a seagoing vessel as an interim injunction.

Two copies of a decision on arrest of a seagoing vessel by a Court shall be handed over to the port authority in which one copy is used as the basis for implementation and the other is given to the master of the arrested seagoing vessel to serve the purpose of implementation.

3. The Chief Justice of the provincial People’s Court shall consider issuing a decision on the Court that has jurisdiction to decide to arrest seagoing vessels in case there is any dispute over jurisdiction among regional People's Courts within a province/central-affiliated city.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

6. Some articles of the Law on Complaints No. 02/2011/QH13 amended by the Law No. 42/2013/QH13 shall be amended as follows:

a) Clause 2 Article 64 shall be amended as follows:

“2. Provincial People's Courts and People's Procuracies, authorities of local political organizations and socio-political organizations shall, within their functions, duties and powers, manage resolution of complaints and periodically report to provincial People's Committees on resolution of complaints by their authorities or organizations.”;

b) Clause 3 Article 65 shall be amended as follows:

“3. Local People's Committees, provincial People's Courts and People's Procuracies shall periodically report to People's Councils on, and notify Committees of the Vietnam Fatherland Fronts of the same level of complaints, institution of administrative lawsuits and settlement of complaints and adjudication of administrative lawsuits in their provinces.

7. Some articles of the Law on Denunciation No. 25/2018/QH14 amended by the Law No. 59/2020/QH14 shall be amended as follows:

a) Article 14 shall be amended as follows:

“Article 14. Jurisdiction to settle denunciations of violations against law committed by People’s Courts during performance of their duties

1. The Chief Justice of the regional People’s Court has the jurisdiction to settle denunciations of violations against law committed by public employees under his/her management during performance of their duties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) settle denunciations of violations against the law committed by the Chief Justice or Deputy Chief Justice (s) of the regional People’s Court and other public employees under his/her management during performance of their duties;

b) settle denunciations of violations against the law committed by the regional People’s Court during performance of its duties.

3. The Chief Justice of the Supreme People’s Court has the following jurisdiction:

a) settle denunciations of violations against the law committed by Chief Justices or Deputy Chief Justices of provincial People’s Courts; and other public officials and public employees under his/her management during performance of their duties;

b) settle denunciations of violations against the law committed by authorities and organizations under his/her management, and provincial People’s Courts.”;

b) Clause 2 Article 60 shall be amended as follows:

“2. Provincial People's Courts and People's Procuracies, other state authorities, authorities affiliated to local political institutions and socio-political organizations shall, within their duties and powers, manage settlement of denunciations and submit annual reports on their settlement of denunciations by their authorities and organizations to provincial People’s Committees, which will submit consolidated reports to People's Councils.”.

8. Clause 4 Article 66 the Children Law No. 102/2016/QH13 amended by the Law No. 28/2018/QH14 and the Law No. 59/2024/QH15 shall be amended as follows:

“4. Regional People's Courts shall make decisions on surrogate care for groups of children specified in clause 2 Article 62 of this Law as requested by authorities, organizations and individuals in charge of protection of children as per law.”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Article 35 shall be amended as follows:

“Article 35. Jurisdiction to enforce judgments

1. Provincial civil judgment-enforcing agencies have jurisdiction to enforce the following judgments and decisions:

a) First-instance judgments and decisions of People’s Courts of regions; first-instance, appellate judgments and decisions, cassation or re-opening decisions of People’s Courts of provinces where civil judgment-enforcing agencies are headquartered;

b) Judgments and decisions of Appellate Courts of the Supreme People's Court on judgments and decisions of People’s Courts of provinces where civil judgment-enforcing agencies are headquartered;

c) Cassation or re-opening decisions of the Supreme People's Court on judgments and decisions of People's Courts of provinces where civil judgment-enforcing agencies are headquartered;

d) Cassation or re-opening decisions of the Supreme People's Court on judgments and decisions of Appellate Courts of the Supreme People's Court of localities where provincial People's Courts that have conducted first-instance trials are headquartered;

dd) Decisions transferred by the Supreme People’s Court to provincial civil judgment-enforcing agencies;

e) Judgments and decisions of foreign Courts, decisions of foreign arbitrators recognized by Vietnamese Courts for enforcement in Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

h) Decisions on settlement of competition cases issued by the President of National Competition Commission, the anti-competitive settlement council, decisions on handling of complaints against decisions on settlement of competition cases issued by the President of the National Competition Commission, the anti-competitive complaint handling council;

i) Judgments and decisions entrusted by civil judgment-enforcing agencies of other provinces;

k) Decision to apply the diversion measure which is damage compensation issued by an investigating authority, a People’s Procuracy or a People’s Court of locality where the civil judgment-enforcing agency is headquartered;

l) Other judgments and decisions as per law.

2. Military zone-level judgment-enforcing agencies have jurisdiction to enforce the following judgments and decisions:

a) Decisions on fines, confiscation of assets, retrospective collection of illicitly earned money and assets, handling of material evidence and assets, court fees and civil decisions mentioned in criminal judgments and decisions made by Military Courts of military zones or equivalences within their zones;

b) Decisions on fines, confiscation of assets, retrospective collection of illicitly earned money and assets, handling of material evidence and assets, court fees and civil decisions mentioned in criminal judgments and decisions made by regional military Courts within their zones;

c) Decisions on fines, confiscation of assets, retrospective collection of illicitly earned money and assets, handling of material evidence and assets, court fees and civil decisions mentioned in criminal judgments and decisions transferred by the Central Military Court to military zone-level judgment-enforcing agencies;

d) Civil decisions transferred by the Supreme People’s Court of Vietnam to military zone-level civil judgment-enforcing agencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

e) Judgments and decisions entrusted by civil judgment-enforcing agencies of other zones;

g) Other judgments and decisions as per law.”;

b) Point dd clause 1 Article 48 shall be amended as follows:

“dd) The judgment is enforced during the period on which the competent agency explains the judgment/decision and responds to recommendations from the civil judgment-enforcing agency in accordance with point b, clause 2, point d clause 3 Article 170 and clause 2, Article 179 of this Law;”;

c) Clause 1 Article 63 shall be amended as follows:

“1. People’s Courts of regions and Military Courts of zones (hereinafter referred to as “People’s Courts of regions and equivalents”) where civil judgment-enforcing agencies organizing the judgment enforcement are located have jurisdiction to consider reduction or cancellation of debts payable to state budget.”;

d) Article 170 shall be amended as follows:

“Article 170. Duties and powers of Courts to enforce civil judgments

1. Duties and powers of the Supreme People’s Court:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) Request civil judgment-enforcing agencies to report results of enforcement of judgments and decisions when necessary;

c) Consider decisions on reduction or cancellation of debts according to re-opening procedure in accordance with law.

d) Respond to requests and implement recommendations, and direct Courts at all levels to respond to requests and implement recommendations made by civil judgment-enforcing agencies within the prescribed time limit as per law;

dd) Direct Courts at all levels to cooperate with relevant agencies in civil judgment enforcement;

e) Cooperate with the Ministry of Justice in finally reviewing civil judgment enforcement.

2. Duties and powers of the Central Military Court:

a) Request civil judgment-enforcing agencies to report results of enforcement of judgments and decisions when necessary;

b) Respond to requests made by civil judgment-enforcing agencies for review of court judgments or decisions according to cassation or re-opening procedures within 90 days from the date of receipt of these requests;

c) Consider decisions on reduction or cancellation of debts according to re-opening procedure in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Send judgments, decisions, relevant material evidences and documents to judgment-enforcing agencies in accordance with this Law;

b) Settle protests against decisions on reduction or cancellation of debts payable to state budget in accordance with this Law;

c) Request civil judgment-enforcing agencies to report results of enforcement of judgments and decisions when necessary;

d) Respond to requests made by civil judgment-enforcing agencies for review of court judgments or decisions according to cassation or re-opening procedures within 90 days from the date of receipt of these requests;

dd) Carry out recommendations or respond to requests made by civil judgment-enforcing agencies and monitor results after receipt of replies from Courts.

e) Consider decisions on reduction or cancellation of debts according to re-opening procedure in accordance with law.

4. Duties and powers of regional People’s Courts and equivalents and Military Courts of military zones and equivalents:

a) Send judgments, decisions, relevant material evidences and documents to judgment-enforcing agencies in accordance with this Law;

b) Consider deciding reduction or cancellation of debts payable to state budget;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Carry out recommendations or respond to requests made by civil judgment-enforcing agencies and monitor results after receipt of replies from Courts.

5. When re-adjudicating cases whose judgments and decisions are partially or wholly annulled according to cassation or reopening trial decisions, Courts shall settle matters related to assets and obligations that have been handled/enforced under legally effective judgments or decisions which are annulled.”.

10. Clause 3 Article 16 of the Anti-corruption Law No. 36/2018/QH14 amended by the Law No.59/2020/QH14 shall be amended as follows:

“3. Provincial People’s Courts and People’s Procuracies shall cooperate with provincial People’s Committees in preparing reports on anti-corruption within their provinces.”.

11. Some articles of the Law on Judicial Assistance No. 08/2007/QH12 shall be amended or annulled as follows:

a) Article 38 shall be amended as follows:

“Article 38. Extradition request receipt

Within 20 days from the date of receipt of the extradition request and enclosed documents, the Ministry of Public Security shall record such request and documents in the extradition dossier book and check the dossier specified in Article 36 of this Law. The Ministry of Public Security may request a competent authority of the extradition-requesting country to supply information to add it to the dossier. If the Ministry of Public Security does not receive any additional information within 60 days from the date on which it sends the written request for additional information, the Ministry of Public Security shall return the dossier to the extradition-requesting country and clearly state reasons therefor. If the dossier is valid, the Ministry of Public Security shall immediately forward two dossiers to the competent regional People’s Court for consideration and decision.”;

b) Clause 1 Article 39 shall be amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c) Article 40 shall be amended as follows:

“Article 40. Extradition decision

1. Within 10 working days from the date of the receipt of the extradition request dossier transferred by the Ministry of Public Security, the People's Court of the region where the person requested to be extradited is residing, is being detained or held in custody or is serving his/her imprisonment sentence shall handle him/her and notify the People’s Procuracy of the same level thereof in writing. While preparing for consideration of the extradition request, the regional People’s Court may request a competent authority of the foreign country to clarify unclear points in the extradition request dossier. Written extradition requests and written replies shall be sent via the Ministry of Public Security.

2. Within 04 months from the date of handling the request, the regional People’s Court shall, on a case-by-case basis, issue one of the following decisions:

a) Decision to consider the extradition request when the conditions prescribed by this Law are fully met;

b) Decision to suspend the consideration of the extradition request and return the dossier to the Ministry of Public Security in case the request does not fall within its jurisdiction, the foreign country withdraws the extradition request or the person requested to be extradited has left Vietnam or for other reasons the consideration cannot proceed.

3. The regional People’s Court shall consider an extradition request within 30 days from the date of issuance of the decision defined at point a, clause 2 of this Article and immediately transfer a dossier to the People’s Procuracy of the same level.

4. The extradition request shall be considered at a session held by a Council consisting of three Judges, including a Presiding Judge. Prosecutors of the People’s Procuracy of the same level shall attend the session.

The extradition request-considering council shall work in the following order:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) The Procurator states the People’s Procuracy’s viewpoints on the extradition;

c) The lawyer or lawful representative of the person requested to be extradited presents his/her opinions, if any;

d) The person requested to be extradited presents his/her opinions;

dd) According to regulations of this Law, relevant provisions of other Vietnamese laws and international treaties to which Vietnam is a signatory, the Council discusses and decides, under the majority rule, the extradition or refusal of extradition.

5. Within 10 working days from the date of issuance of the decision on extradition or refusal of extradition, the regional People’s Court shall send the decision to the person requested to be extradited, the People’s Procuracy of the same level and the Ministry of Public Security for exercise of rights and performance of obligations according to law.

The person requested to be extradited may appeal and the People’s Procuracy of the same level may protest within 15 days, the provincial People’s Procuracy may protest within 30 days from the date on which the regional People’s Court issues the decision. The regional People’s Court shall send the dossier, appeal and protest to the provincial People’s Court within 07 days from the date on which the time limit for appeal or protest expires.

Within 20 days from the date of receipt of the extradition dossier and appeal or protest, the provincial People’s Court shall open a session to consider the appealed or protested decision of the regional People’s Court; the appellate council shall decide the extradition or refusal of extradition. Procedures for consideration of the appeal or protest against the extradition decision of the regional People’s Court shall comply with clause 4 of this Article.

6.  Legally effective extradition decisions include:

a) Decisions of first-instance Courts, which are not appealed or protested against;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Clause 1 Article 42 shall be amended as follows:

“1. Within 05 working days from the effective date of the extradition decision of the People’s Court, the Chief Justice of the regional People’s Court has jurisdiction to issue a decision to enforce the extradition decision.  The decision on enforcement of the extradition decision shall be sent to the People’s Procuracy of the same level, the Ministry of Public Security, the extradition-requesting country and the extradited person.”;

dd) Clause 2 Article 43 shall be amended as follows:

“2. In case the extradition requesting country does not accept the extradition by the deadline as agreed in writing by the relevant countries, the Ministry of Public Security shall request the regional People's Court that has issued the extradition decision to annul the decision to enforce the extradition decision and notify the extradition requesting country.”;

e) Clause 1 Article 44 shall be amended as follows:

“1. When the person requested to be extradited is being criminally prosecuted or serving his/her sentence within the Vietnamese territory for a crime not subject to extradition, the regional People’s Court that has issued the extradition decision may itself or as proposed by the regional People’s Procuracy or a local competent police authority postpone the enforcement of the decision on extradition of that person until the end of prosecution or the person has fully or partially served the sentence imposed. The Ministry of Public Security shall notify the extradition-requesting country in writing of the extradition postponement at least 10 working days before the expiration of the time limit for postponement of enforcement of the extradition decision. The Chief Justice of the regional People's Court that has postponed the enforcement of the extradition decision shall issue a decision to enforce the extradition decision and send it together with relevant documents and dossiers to the police authority enforcing the extradition decision to notify the requesting country and continue the extradition as agreed with the requesting country.”;

g) Article 45 shall be amended as follows:

“Article 45. Re-extradition

If the extradited person evades criminal prosecution or serves his/her sentence in the foreign country and returns to Vietnam, the extradition-requesting country may send a request for re-extradition of the person together with the documents defined in Articles 36 and 37 of this Law; in this case, the regional People’s Court does not reinitiate procedures for the extradition decision specified in Article 40 of this Law; the Chief Justice of the regional People's Court that has issued the previous extradition decision shall decide to re-extradite the person. The re-extradited person shall be escorted in accordance with Article 43 of this Law.”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

“Article 54. Receipt of request for transfer of person who is serving imprisonment sentence

Within 20 days from the date of receipt of a written request for transfer of a person who is serving imprisonment sentence and enclosed documents, the Ministry of Public Security shall record such transfer and documents in the transfer dossier book and check the dossier as provided for in Articles 52 and 53 of this Law.  It may request a competent authority of the transfer-requesting country to supply information to add it to the dossier. If the Ministry of Public Security does not receive any additional information within 60 days from the date on which it sends the written request for additional information, the Ministry of Public Security shall return the dossier to the transfer-requesting country and clearly state reasons therefor.  If the dossier is valid, the Ministry of Public Security shall immediately forward two dossiers to the competent regional People’s Court for consideration and decision.” ;

i) Article 55 shall be amended as follows:

“Article 55. Decision on transfer of person who is serving his/her imprisonment sentence in Vietnam to foreign country

1. Within 10 working days from the date of the receipt of the complete dossier on request for transfer of a person who is serving his/her imprisonment sentence in Vietnam to a foreign country, which is forwarded by the Ministry of Public Security, the People's Court of region where the condemned person is serving his/her imprisonment sentence shall handle the case and notify in writing the People’s Procuracy of the same level thereof. While preparing for consideration of the transfer request, the People’s Court may request a competent authority of the foreign country to clarify unclear points in the transfer request dossier.  Written transfer requests and written replies shall be sent via the Ministry of Public Security.

2. Within 30 days from the date of handling the case, the regional People’s Court shall, on a case-by-case basis, issue one of the following decisions:

a) Decision to consider the transfer request when the conditions specified in Article 50 of this Law are fully met;

b) Decision to suspend the consideration of the transfer request and return the dossier to the Ministry of Public Security in case the request does not fall within its jurisdiction, the competent authority of the foreign country or the transfer-requesting person withdraws the transfer request or the person requested to be transferred has left Vietnam or for other reasons the consideration cannot proceed.

3. The regional People’s Court shall consider a transfer request within 30 days from the date of issuance of the decision defined at point a, clause 2 of this Article and immediately transfer a dossier to the People’s Procuracy of the same level.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

The transfer request-considering council shall work in the following order:

a) A Council’s member presents the contents included in the dossier prepared by the transfer-requesting country and states his/her opinions on legal bases for the transfer;

b) The Procurator states the People’s Procuracy’s viewpoints on the transfer;

c) The lawyer or lawful representative of the person requested to be transferred presents his/her opinions, if any;

d) The person requested to be transferred presents his/her opinions;

dd) According to regulations of this Law, relevant provisions of other Vietnamese laws and international treaties to which Vietnam is a signatory, the Council discusses and decides, under the majority rule, the transfer or refusal of transfer.

5. Within 10 working days from the date of issuance of the decision on transfer or refusal of transfer, the regional People’s Court shall send the decision to the transferred person, the People’s Procuracy of the same level and the Ministry of Public Security for exercise of rights and performance of obligations according to law.

The transfer-requesting person may appeal and the People’s Procuracy of the same level may protest within 15 days, the provincial People’s Procuracy may protest within 30 days from the date on which the regional People’s Court issues the decision. The regional People’s Court shall send the dossier, appeal and protest to the provincial People’s Court within 07 days from the date on which the time limit for appeal or protest expires.

Within 20 days from the date of receipt of the transfer dossier and appeal or protest, the provincial People’s Court shall open a session to consider the appealed or protested decision of the regional People’s Court; the appellate council shall decide the transfer or refusal of transfer. Procedures for consideration of the appeal or protest against the transfer decision of the regional People’s Court shall comply with clause 4 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Decisions of first-instance Courts, which are not appealed or protested against;

b) Decisions of appeal Courts.” ;

k) Article 56 shall be amended as follows:

“Article 56. Jurisdiction to decide receipt of person who is serving his/her imprisonment sentence in foreign country and returns to Vietnam

The People’s Court of region where the transferred person last resides in Vietnam shall decide the receipt.  Procedures for consideration of the receipt shall comply with Article 55 of this Law.” ;

l) Article 68 shall be amended as follows:

“Article 68. Responsibilities of regional and provincial People’s Courts

1. Responsibility of a regional People’s Court:

a) Be responsible for judicial entrustment by foreign countries under this Law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c) Provide other judicial assistance within its jurisdiction;

d) Report on provision of judicial assistance to the provincial Peoples Court that will send a consolidated report to the Supreme People’s Court.

2. Responsibility of a provincial People’s Court:

a) Consider appeals and protests against decisions on extradition and transfer of persons who are serving their imprisonment sentences within its jurisdiction;

b) Report on provision of judicial assistance to the Supreme People’s Court.”;

m) Clause 2 Article 63 shall be annulled;

12. The phrase “Tòa án nhân dân cấp huyện” (the district-level People’s Court) shall be replaced by the phrase “Tòa án nhân dân khu vực” (the regional People’s Court) in clause 4 Article 33, clauses 3 and 4 Article 34 of the Law on Prevention and Control of Narcotic Substances No. 73/2021/QH14.

13. The phrase “Tòa án nhân dân cấp huyện” (the district-level People’s Court) shall be replaced by the phrase “Tòa án nhân dân khu vực” (the regional People’s Court) in clause 3 Article 123 of the Law on Marriage and Family No. 52/2014/QH13.

Article 3. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

This Law is ratified by the 15th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam on June, 24 2025 during its 9th extraordinary session.

 

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Tran Thanh Man

 

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi 2025
Số hiệu: 81/2025/QH15
Loại văn bản: Luật
Lĩnh vực, ngành: Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: Trần Thanh Mẫn
Ngày ban hành: 24/06/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao kể từ ngày 01/7/2025 được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH15;
...
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của các Tòa án nhân dân.
...
Điều 2. Về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao

Kể từ ngày 01/7/2025, Tòa án nhân dân tối cao tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền sau đây:

1. Xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật;

2. Xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án nhân dân cấp cao đã thụ lý trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong;

3. Giải quyết đơn đề nghị, văn bản yêu cầu, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật khi xét thấy cần thiết.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật thì giao cho Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;

4. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị về phá sản, gồm:

a) Đề nghị xem xét lại, kiến nghị quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục đặc biệt;

b) Đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà Tòa án nhân dân cấp cao đã nhận đơn trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong;

c) Đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

5. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng của người tiến hành tố tụng là Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

6. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng của người tiến hành tố tụng là Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án của Tòa án nhân dân cấp cao trong giải quyết các vụ án, vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm;

7. Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; của người tiến hành tố tụng thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao;

8. Giải quyết bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và quy định tại khoản 9 Điều 3 của Nghị quyết số 225/2025/QH15 ngày 27/6/2025 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các luật tố tụng và luật khác có liên quan (sau đây gọi là Nghị quyết số 225/2025/QH15);

9. Tòa án nhân dân tối cao kế thừa quyền, trách nhiệm của các Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định của pháp luật;

10. Giải quyết các vụ việc, thực hiện nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị quyết này.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân

1. Tổ chức của Tòa án nhân dân bao gồm:

a) Tòa án nhân dân tối cao;

b) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh);

c) Tòa án nhân dân khu vực;

d) Tòa án chuyên biệt tại Trung tâm tài chính quốc tế (sau đây gọi là Tòa án chuyên biệt);

đ) Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án quân sự).

2. Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực; phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của một số Tòa án nhân dân cấp tỉnh, của Tòa án nhân dân khu vực và Tòa án quân sự được quy định như sau:

a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của một số Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

c) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của một số Tòa án nhân dân khu vực giải quyết vụ việc phá sản; vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, vụ án hành chính về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

d) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.”.
Tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao kể từ ngày 01/7/2025 được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao kể từ ngày 01/7/2025 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH15;
...
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của các Tòa án nhân dân.
...
Điều 3. Về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao

Kể từ ngày 01/7/2025, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền theo lãnh thổ tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền sau đây:

1. Phúc thẩm vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác mà Tòa án nhân dân cấp cao đã thụ lý trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong; vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao bị hủy để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm;

2. Phúc thẩm vụ án hình sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vụ án đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01/7/2025 mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;

b) Vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị hủy và giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm nhưng sau đó bản án, quyết định về vụ án này bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

c) Vụ án được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý theo thủ tục sơ thẩm từ ngày 01/7/2025 theo quy định tại khoản 2 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 99/2025/QH15 mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;

3. Phúc thẩm vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;

4. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà Tòa án nhân dân cấp cao đã nhận đơn trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong.

Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

5. Giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

6. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng của người tiến hành tố tụng là Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án của Tòa án nhân dân cấp cao trong giải quyết các vụ án, vụ việc theo thủ tục phúc thẩm;

7. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng của người tiến hành tố tụng là Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;

8. Giải quyết các vụ việc, thực hiện nhiệm vụ khác đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết mà có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện,...;

9. Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;

10. Giải quyết các vụ việc, thực hiện nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
...
6. Bổ sung Điều 49a vào sau Điều 49 trong Mục 1 Chương IV như sau:

“Điều 49a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao

1. Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.

2. Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật.

3. Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 3 của Luật này.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”.
Tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao kể từ ngày 01/7/2025 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh kể từ ngày 01/7/2025 được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH15;
...
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của các Tòa án nhân dân.
...
Điều 4. Về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Kể từ ngày 01/7/2025, Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền sau đây:

1. Sơ thẩm vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, giải quyết phá sản và các vụ việc khác mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong;

2. Sơ thẩm vụ án hình sự quy định tại khoản 2 Điều 268 của Bộ luật Tố tụng hình sự đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 99/2025/QH15;

3. Sơ thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị hủy để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm;

4. Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;

5. Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị hủy để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm;

6. Xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật;

7. Xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án nhân dân cấp cao đã thụ lý trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong;

8. Giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 85/2025/QH15, Điều 7 của Luật Trọng tài thương mại đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH15 và Điều 2 của Nghị quyết số 81/2025/UBTVQH15 ngày 27/6/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực; quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực (sau đây gọi là Nghị quyết số 81/2025/UBTVQH15);

9. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực trong việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

10. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực.

Giải quyết vụ việc phá sản mà quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị hủy để giải quyết lại;

11. Xem xét, ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án đối với trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án và các bên có yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.

Giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

12. Thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm yêu cầu dẫn độ, yêu cầu chuyển giao hoặc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong;

13. Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với quyết định dẫn độ, quyết định chuyển giao hoặc quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù của Tòa án nhân dân khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;

14. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng của người tiến hành tố tụng là Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân khu vực; giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân khu vực;

15. Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trừ Chánh án, Phó Chánh án; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực;

16. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;

17. Tòa án nhân dân cấp tỉnh sau sắp xếp kế thừa quyền, trách nhiệm của các Tòa án nhân dân cấp tỉnh được sắp xếp theo quy định của pháp luật;

18. Giải quyết các vụ việc, thực hiện nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
...
7. Sửa đổi, bổ sung Mục 3 Chương IV như sau:

“Mục 3

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Sơ thẩm vụ án hình sự theo quy định của luật.

2. Phúc thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật.

3. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật.

4. Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật.

5. Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật.

6. Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d, đ và g khoản 2 Điều 3 của Luật này.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh kể từ ngày 01/7/2025 được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực kể từ ngày 01/7/2025 được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH15;
...
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của các Tòa án nhân dân.
...
Điều 5. Về tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực

Kể từ ngày 01/7/2025, Tòa án nhân dân khu vực có thẩm quyền theo lãnh thổ tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền sau đây:

1. Sơ thẩm vụ án, vụ việc; giải quyết vụ việc phá sản và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực, gồm:

a) Sơ thẩm vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 268 của Bộ luật Tố tụng hình sự đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 99/2025/QH15;

b) Sơ thẩm vụ việc dân sự quy định tại Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự, vụ án hành chính quy định tại Điều 31 của Luật Tố tụng hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 85/2025/QH15 và các vụ việc khác theo quy định của pháp luật.

Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân khu vực đối với vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, vụ án hành chính về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 81/2025/UBTVQH15;

c) Giải quyết vụ việc phá sản quy định tại Điều 8 của Luật Phá sản đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 85/2025/QH15.

Phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân khu vực đối với vụ việc phá sản theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị quyết số 81/2025/UBTVQH15;

d) Sơ thẩm vụ án hành chính, vụ việc dân sự; giải quyết vụ việc phá sản và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa thụ lý;

đ) Sơ thẩm vụ án, vụ việc; giải quyết vụ việc phá sản và các vụ việc khác mà Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý nhưng chưa giải quyết xong.

e) Sơ thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án nhân dân cấp huyện bị hủy để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm. Giải quyết vụ việc phá sản mà quyết định của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án nhân dân cấp huyện bị hủy để giải quyết lại;

2. Thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

a) Tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

b) Tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã nhận đơn trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

c) Tiếp nhận số lượng Hòa giải viên Tòa án nhân dân cấp tỉnh chuyển về Tòa án nhân dân khu vực;

d) Hòa giải viên được bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân khu vực trên cùng phạm vi địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó cho đến khi hết nhiệm kỳ Hòa giải viên. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Hòa giải viên tại từng Tòa án nhân dân khu vực cho đến khi bổ nhiệm Hòa giải viên mới tại Tòa án nhân dân khu vực;

3. Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

4. Giải quyết vụ việc bắt giữ tàu bay, tàu biển thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã nhận đơn yêu cầu trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa thụ lý;

5. Thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp sau đây:

a) Yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài theo quy định của pháp luật; yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ủy thác cho Tòa án nhân dân cấp huyện trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa giải quyết xong;

b) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm yêu cầu dẫn độ, yêu cầu chuyển giao hoặc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm yêu cầu dẫn độ, yêu cầu chuyển giao hoặc yêu cầu tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã nhận được yêu cầu trước ngày 01/7/2025 nhưng chưa thụ lý;

6. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trong tố tụng của người tiến hành tố tụng là Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực;

7. Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực, trừ Chánh án, Phó Chánh án;

8. Xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; quyết định trưng cầu giám định pháp y, pháp y tâm thần đối với phạm nhân, áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đang chấp hành án phạt tù; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;

9. Chánh án Tòa án nhân dân khu vực kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;

10. Tòa án nhân dân khu vực kế thừa quyền, trách nhiệm của các Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;

11. Giải quyết các vụ việc, thực hiện nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
...
8. Sửa đổi, bổ sung Mục 4 Chương IV như sau:

“Mục 4

TÒA ÁN NHÂN DÂN KHU VỰC

Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân khu vực

1. Sơ thẩm vụ án, vụ việc theo quy định của luật.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d, đ và g khoản 2 Điều 3 của Luật này.

3. Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật.

4. Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân khu vực kể từ ngày 01/7/2025 được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị quyết 01/2025/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc trong các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực được hướng dẫn bởi Thông tư 04/2025/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH14 ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc trong các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực.

Điều 2. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm:

a) Văn phòng;

b) Phòng Tổ chức - Cán bộ;

c) Phòng Giám đốc, kiểm tra, thanh tra và thi hành án.

2. Chức vụ, chức danh trong Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Điều 3. Văn phòng

1. Chức năng.

Văn phòng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác hành chính tư pháp, quản trị văn phòng, bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo phân cấp.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn.

Văn phòng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;

b) Tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu, thụ lý vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết;

c) Tiếp nhận văn bản, đơn đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

d) Tổ chức công tác xét xử, công tác tiếp công dân theo quy định;

đ) Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, thống kê, tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ;

e) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phân công;

g) Thực hiện công tác tài chính, kế toán, bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả kinh phí theo quy định;

h) Quản lý tài sản, cơ sở vật chất; bảo đảm trang thiết bị, điều kiện làm việc; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, y tế của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

i) Quản lý, điều động phương tiện phục vụ các hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định;

k) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định;

l) Thực hiện công tác lưu trữ, khai thác hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ theo quy định;

m) Rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp;

n) Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; khai thác Trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

o) Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ động theo dõi thông tin, nắm bắt tình hình dư luận, phản ánh về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ;

p) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Điều 4. Phòng Tổ chức - Cán bộ

1. Chức năng.

Phòng Tổ chức - Cán bộ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Đảng ủy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ và quản lý các Tòa án nhân dân khu vực về tổ chức theo phân cấp quản lý cán bộ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn.

Phòng Tổ chức - Cán bộ tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quản lý, sử dụng hiệu quả biên chế công chức được Tòa án nhân dân tối cao phân bổ; thực hiện tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, cơ cấu công chức theo vị trí việc làm gắn với thực hiện tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh, chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp;

b) Thực hiện quy trình công tác cán bộ, đánh giá, phân loại, kế hoạch sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện chế độ, chính sách, thôi việc, nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội và chế độ, chính sách khác đối với công chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp;

c) Xây dựng hồ sơ, cập nhật, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; phối hợp với cơ quan tham mưu của cấp ủy địa phương thẩm tra về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay đối với công chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền;

d) Lựa chọn, cử công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và đào tạo, bồi dưỡng khác theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, Hòa giải viên và đối tượng khác theo quy định;

đ) Thực hiện nhiệm vụ trong công tác tổ chức xây dựng Đảng;

e) Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp;

g) Thực hiện thống kê, báo cáo về số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, người lao động và báo cáo khác theo quy định;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Điều 5. Phòng Giám đốc, kiểm tra, thanh tra và thi hành án

1. Chức năng.

Phòng Giám đốc, kiểm tra, thanh tra và thi hành án thực hiện chức năng tham mưu, giúp ủy ban Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án, vụ việc, thanh tra công vụ, kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn.

Phòng Giám đốc, kiểm tra, thanh tra và thi hành án tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xử lý văn bản, đơn đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Nghiên cứu, đề xuất việc giải quyết văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật theo quy định;

c) Nghiên cứu, đề xuất việc xem xét, quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật theo quy định;

d) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ phiên họp, phiên tòa xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

đ) Nghiên cứu, đề xuất việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về tố tụng;

e) Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo thẩm quyền;

g) Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và công tác khác theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;

h) Tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao kỷ cương, kỷ luật công vụ và quản lý cán bộ; công tác kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định;

i) Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ đối với công chức, người lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ;

k) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức, người lao động theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổng hợp, báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

l) Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật;

m) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, xem xét, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của pháp luật;

n) Tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ;

o) Thực hiện, theo dõi công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;

p) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Điều 6. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực

1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực là Văn phòng.

2. Chức vụ, chức danh trong Văn phòng có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

3. Văn phòng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân khu vực trong công tác hành chính tư pháp, quản trị văn phòng, quản lý, sử dụng kinh phí, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân khu vực.

4. Văn phòng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân khu vực thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;

b) Tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; thụ lý vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết;

c) Tổ chức công tác xét xử, công tác tiếp công dân theo quy định;

d) Tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ;

đ) Thực hiện, theo dõi công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;

e) Thống kê, tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân khu vực;

g) Thực hiện công tác kế toán;

h) Quản lý, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, điều kiện làm việc; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, y tế của Tòa án nhân dân khu vực theo quy định;

i) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định;

k) Rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp;

l) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số theo quy định;

m) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân khu vực.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Thông tư số 04/2024/TT-TANDTC ngày 31/12/2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân khu vực và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định./.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
...
11. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 77 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung các khoản 11, 12, 13 và 14 như sau:
...
14. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực.”.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc trong các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực được hướng dẫn bởi Thông tư 04/2025/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc trong các Tòa án nhân dân cấp tỉnh được hướng dẫn bởi Điều 2 đến Điều 5 Thông tư 04/2025/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH14 ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực.
...
Điều 2. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm:

a) Văn phòng;

b) Phòng Tổ chức - Cán bộ;

c) Phòng Giám đốc, kiểm tra, thanh tra và thi hành án.

2. Chức vụ, chức danh trong Văn phòng, phòng thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Điều 3. Văn phòng

1. Chức năng.

Văn phòng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác hành chính tư pháp, quản trị văn phòng, bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo phân cấp.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn.

Văn phòng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;

b) Tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu, thụ lý vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết;

c) Tiếp nhận văn bản, đơn đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

d) Tổ chức công tác xét xử, công tác tiếp công dân theo quy định;

đ) Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, thống kê, tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ;

e) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phân công;

g) Thực hiện công tác tài chính, kế toán, bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả kinh phí theo quy định;

h) Quản lý tài sản, cơ sở vật chất; bảo đảm trang thiết bị, điều kiện làm việc; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, y tế của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

i) Quản lý, điều động phương tiện phục vụ các hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định;

k) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định;

l) Thực hiện công tác lưu trữ, khai thác hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ theo quy định;

m) Rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp;

n) Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; khai thác Trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

o) Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ động theo dõi thông tin, nắm bắt tình hình dư luận, phản ánh về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ;

p) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Điều 4. Phòng Tổ chức - Cán bộ

1. Chức năng.

Phòng Tổ chức - Cán bộ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Đảng ủy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ và quản lý các Tòa án nhân dân khu vực về tổ chức theo phân cấp quản lý cán bộ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn.

Phòng Tổ chức - Cán bộ tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quản lý, sử dụng hiệu quả biên chế công chức được Tòa án nhân dân tối cao phân bổ; thực hiện tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, cơ cấu công chức theo vị trí việc làm gắn với thực hiện tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh, chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp;

b) Thực hiện quy trình công tác cán bộ, đánh giá, phân loại, kế hoạch sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện chế độ, chính sách, thôi việc, nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội và chế độ, chính sách khác đối với công chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp;

c) Xây dựng hồ sơ, cập nhật, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; phối hợp với cơ quan tham mưu của cấp ủy địa phương thẩm tra về lịch sử chính trị, chính trị hiện nay đối với công chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền;

d) Lựa chọn, cử công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và đào tạo, bồi dưỡng khác theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, Hòa giải viên và đối tượng khác theo quy định;

đ) Thực hiện nhiệm vụ trong công tác tổ chức xây dựng Đảng;

e) Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp;

g) Thực hiện thống kê, báo cáo về số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, người lao động và báo cáo khác theo quy định;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Điều 5. Phòng Giám đốc, kiểm tra, thanh tra và thi hành án

1. Chức năng.

Phòng Giám đốc, kiểm tra, thanh tra và thi hành án thực hiện chức năng tham mưu, giúp ủy ban Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án, vụ việc, thanh tra công vụ, kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn.

Phòng Giám đốc, kiểm tra, thanh tra và thi hành án tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Xử lý văn bản, đơn đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;

b) Nghiên cứu, đề xuất việc giải quyết văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật theo quy định;

c) Nghiên cứu, đề xuất việc xem xét, quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực đã có hiệu lực pháp luật theo quy định;

d) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ phiên họp, phiên tòa xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

đ) Nghiên cứu, đề xuất việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về tố tụng;

e) Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo thẩm quyền;

g) Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và công tác khác theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;

h) Tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao kỷ cương, kỷ luật công vụ và quản lý cán bộ; công tác kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định;

i) Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ đối với công chức, người lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ;

k) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức, người lao động theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổng hợp, báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

l) Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án nhân dân khu vực thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật;

m) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, xem xét, kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của pháp luật;

n) Tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ;

o) Thực hiện, theo dõi công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;

p) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
...
7. Sửa đổi, bổ sung Mục 3 Chương IV như sau:
...
Điều 56. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm:
...
c) Bộ máy giúp việc.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc trong các Tòa án nhân dân cấp tỉnh được hướng dẫn bởi Điều 2 đến Điều 5 Thông tư 04/2025/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc trong Tòa án nhân dân khu vực được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 04/2025/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH14 ngày 24 tháng 6 năm 2025;
...
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực.
...
Điều 6. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực

1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực là Văn phòng.

2. Chức vụ, chức danh trong Văn phòng có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

3. Văn phòng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân khu vực trong công tác hành chính tư pháp, quản trị văn phòng, quản lý, sử dụng kinh phí, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân khu vực.

4. Văn phòng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân khu vực thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;

b) Tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; thụ lý vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết;

c) Tổ chức công tác xét xử, công tác tiếp công dân theo quy định;

d) Tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ;

đ) Thực hiện, theo dõi công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;

e) Thống kê, tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân khu vực;

g) Thực hiện công tác kế toán;

h) Quản lý, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, điều kiện làm việc; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, y tế của Tòa án nhân dân khu vực theo quy định;

i) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định;

k) Rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp;

l) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số theo quy định;

m) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân khu vực.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
...
8. Sửa đổi, bổ sung Mục 4 Chương IV như sau:
...
Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân khu vực bao gồm:
...
b) Bộ máy giúp việc.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân khu vực.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ máy giúp việc trong Tòa án nhân dân khu vực được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 04/2025/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao được hướng dẫn bởi Nghị quyết 85/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH15;

Xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Tờ trình số 573/TTr-TANDTC ngày 03 tháng 6 năm 2025 và Báo cáo thẩm tra số 546/BC-UBPLTP15 ngày 23 tháng 6 năm 2025 của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội;

Điều 1. Phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao

1. Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao gồm có:

a) Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội;

b) Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng;

c) Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Cục, vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao gồm có:

a) Văn phòng;

b) Cục Kế hoạch - Tài chính;

c) Cục Công nghệ thông tin;

d) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự;

đ) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự;

e) Vụ Giám đốc, kiểm tra về kinh doanh - thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên;

g) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính;

h) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;

i) Vụ Tổ chức - Cán bộ;

k) Vụ Hợp tác quốc tế;

l) Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao.

3. Cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao gồm có:

a) Báo Công lý;

b) Tạp chí Tòa án nhân dân.

4. Căn cứ vào Nghị quyết này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Nghị quyết số 57/2024/UBTVQH15 ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về cục, Vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết số 69/2025/UBTVQH15 ngày 10 tháng 02 năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết số 57/2024/UBTVQH15 ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
...
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:

“Điều 47. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:

a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;

c) Cục, vụ và tương đương;

d) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

đ) Cơ quan báo chí.
...
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1 Điều này theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của luật.”.
Phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao được hướng dẫn bởi Nghị quyết 85/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025