Đầu tư 1.555 tỉ đồng ngân sách mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai

Chính phủ đồng ý đầu tư 1.555 tỉ đồng ngân sách mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai.

Nội dung chính

    Đầu tư 1.555 tỉ đồng ngân sách mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai

    Ngày 30/5/2025, Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản 624/TTg-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng về việc đầu tư mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

    Theo đó, Phó Thủ tướng có ý kiến sau đây:

    1. Đồng ý với đề xuất của Bộ Xây dựng và ý kiến của Bộ Tài chính tại các văn bản nêu trên về việc giao Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư Dự án xây dựng mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai (Dự án) theo quy định của pháp luật về đầu tư công. VEC chịu trách nhiệm về phương án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện đầu tư Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.
    2. Giao Bộ Tài chính đề xuất bố trí vốn ngân sách nhà nước tham gia đầu tư Dự án (khoảng 1.555 tỷ đồng) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; chỉ đạo VEC rà soát, tính toán cụ thể phương án tài chính của Dự án và tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm khởi công trong năm 2025, cơ bản hoàn thành Dự án trong năm 2026.
    3. Bộ Xây dựng phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, VEC và các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật.

    Như vậy, Chính phủ đồng ý đầu tư 1.555 tỉ đồng ngân sách mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ đầu tư.

    Đầu tư 1.555 tỉ đồng ngân sách mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai

    Đầu tư 1.555 tỉ đồng ngân sách mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai (Hình từ Internet)

    Dự án mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai thuộc dự án cao tốc nào?

    Theo Mục 3 Phụ lục I Danh sách các tuyến đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Quyết định 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, dự án cao tốc Yên Bái - Lào Cai thuộc dự án cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cụ thể:

    Đoạn đầu của tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai là cao tốc Hà Nội - Yên Bái với điểm đầu là đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, Hà Nội và điểm cuối là Trấn Yên, Yên Bái với chiều dài dự kiến là 123 km.

    Đoạn sau của tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai là dự án cao tốc Yên Bái - Lào Cai có điểm đầu tại Trấn Yên, Yên Bái và điểm cuối tại Cầu Kim Thành, thành phố Lào Cai với chiều dài dự kiến 141 km.

    Mục tiêu đến 2030 hình thành hệ thống đường cao tốc kết nối các trung tâm, vùng kinh tế

    Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Quyết định 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 nêu rõ mục tiêu quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 như sau:

    I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
    ...
    2. Mục tiêu
    a) Mục tiêu đến năm 2030
    Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ từng bước đồng bộ, một số công trình hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, hình thành hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 với một số mục tiêu cụ thể như sau:
    - Về vận tải, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 2.764 triệu tấn (62,80% thị phần); hành khách đạt khoảng 9.430 triệu khách (90,16% thị phần); khối lượng luân chuyển hàng hóa nội địa đạt khoảng 162,7 tỷ tấn.km (30,48% thị phần); hành khách nội địa 283,6 tỷ khách.km dạt khoảng (72,83% thị phần).
    - Về kết cấu hạ tầng, hình thành hệ thống đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các vùng kinh tế trọng điểm, cảng biển và cảng hàng không cửa ngõ quốc tế; từng bước nâng cấp các quốc lộ, cụ thể:
    + Cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối liên vùng, kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế, cảng hàng không quốc tế, các cửa khẩu quốc tế chính có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa lớn, các đô thị loại đặc biệt, loại I; kết nối thuận lợi các tuyến quốc lộ đến các cảng biển loại II, cảng hàng không quốc tế, cảng đường thủy nội địa lớn, các ga đường sắt đầu mối, đầu mối giao thông đô thị loại II trở xuống. Phấn đấu xây dựng hoàn thành khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc.
    + Tập trung nâng cấp mặt đường, tăng cường hệ thống an toàn giao thông, xử lý các điểm đen, cải tạo nâng cấp các cầu yếu trên các quốc lộ và nâng cấp một số tuyến quốc lộ trọng yếu kết nối tới các đầu mối vận tải lớn (cảng biển, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng không, các ga đường sắt) chưa có tuyến cao tốc song hành.

    Như vậy, mục tiêu đến 2030 hình thành hệ thống đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các vùng kinh tế trọng điểm, cảng biển và cảng hàng không cửa ngõ quốc tế; từng bước nâng cấp các quốc lộ.

    saved-content
    unsaved-content
    57