Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Yêu cầu đối với giám sát công tác quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những gì?

Yêu cầu đối với việc giám sát công tác quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là gì, và cơ quan quản lý phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Nội dung chính

    Yêu cầu đối với giám sát công tác quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những gì?

    Tại Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo chất lượng thực hiện và chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/04/2019, có quy định về yêu cầu đối với giám sát công tác quản lý, bảo trì như sau:

    - Việc giám sát công tác quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo chất lượng thực hiện (sau đây gọi là giám sát công tác bảo trì) bao gồm giám sát việc lập, ký kết, thực hiện hợp đồng, nghiệm thu kết quả quản lý, bảo trì theo hợp đồng đã ký.

    - Việc giám sát công tác quản lý, bảo trì phải thường xuyên, định kỳ và đột xuất trong suốt thời gian thực hiện cho đến khi nghiệm thu hoàn thành công việc. Việc giám sát thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.

    - Giám sát công tác quản lý, bảo trì phải theo quy trình bảo trì, phương án giá sản phẩm dịch vụ công ích trong lĩnh vực bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), hợp đồng đã ký và các quy định khác liên quan về quản lý chất lượng công trình.

    - Đơn vị trực tiếp bảo dưỡng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng bảo trì theo quy định hiện hành.

    5