Xử phạt kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động không có giấy phép
Nội dung chính
Xử phạt kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động không có giấy phép
Tại Điều 3 Nghị định 196/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện thành lập trung tâm kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động không có giấy phép:
1. Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).
4. Có trang thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và công chức, viên chức và người lao động.
5. Có ít nhất 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên.
6. Kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền thành lập bảo đảm theo quy định của pháp luật.
7. Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này khi thành lập phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm đặt trụ sở chính.
Theo thông tin mà bạn đã trình bày thì đối với trường hợp của bạn tự mở một trung tâm tiếp nhận hồ sơ xuất khẩu lao động nhưng lại không có giấy phép kinh doanh của công ty nào cả. Như vậy, theo quy định trên bạn đã vi phạm về quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với tổ chức dịch vụ việc làm có hành vi thu phí dịch vụ việc làm vượt quá mức quy định theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm;
b) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
Đối với trường hợp của bạn việc tự mở một trung tâm tiếp nhận hồ sơ xuất khẩu lao động nhưng lại không có giấy phép kinh doanh. Theo quy định trên thì bạn đã vi phạm quy định về dịch vụ việc làm mà không có giấy phép hoạt động kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp. Như vậy, mức phạt đối với hành vi không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm với mức phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động không có giấy phép. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 196/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!