Xử lý thế nào khi vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội mà hộ gia đình có nhiều người được hưởng nhiều chính sách?

Hộ gia đình có nhiều người được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội thì xử lý thế nào? Nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Hộ gia đình có nhiều người được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội thì xử lý thế nào?

    Căn cứ Điều 46 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định:

    Nguyên tắc thực hiện chính sách vay vốn ưu đãi
    1. Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở thì chỉ được áp dụng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất.
    2. Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình.
    3. Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện việc cho vay ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về tín dụng và pháp luật có liên quan.
    ...

    Như vậy, hộ gia đình có nhiều người được hưởng nhiều chính sách vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội thì chỉ áp dụng một chính sách vay vốn cho cả hộ gia đình.

    Xử lý thế nào khi vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội mà hộ gia đình có nhiều người được hưởng nhiều chính sách?Xử lý thế nào khi vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội mà hộ gia đình có nhiều người được hưởng nhiều chính sách? (Ảnh từ Internet)

    Làm mất hợp đồng mua nhà ở xã hội thì có được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội không?

    Căn cứ Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định:

    Vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Chính sách xã hội
    1. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 76 của Luật Nhà ở để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
    a) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội;
    b) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội;
    c) Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;
    ...

    Như vậy, làm mất hợp đồng mua nhà ở xã hội thì không được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội

    Nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 50 Nghị định 100/2024/NĐ-CP thì nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi quy định như sau:

    (1) Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội:

    - Ngân sách nhà nước bố trí cấp 100% nguồn vốn, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng quy định tại Điều 25, Điều 26, khoản 1 Điều 47, khoản 3 Điều 71 của Nghị định 100/2024/NĐ-CP;

    - Ngân sách nhà nước bố trí cấp 50% nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn huy động; ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 77 của Luật Nhà ở 2023

    - Nguồn vốn ủy thác từ Quỹ phát triển nhà ở địa phương (nếu có), ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, vốn từ phát hành trái phiếu, công trái nhà ở và từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với ngân sách cấp tỉnh), cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) quyết định để thực hiện mục tiêu, kế hoạch nhà ở xã hội tại địa phương.

    (2) Nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

    - Nguồn vốn cho vay từ phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để cho vay nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 6 Điều 25 của Nghị định này. Nhà nước không cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý.

    - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để cho vay nhà ở xã hội theo các chương trình cho vay của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý.

    (3) Nguồn vốn ưu đãi từ ngân sách nhà nước: Căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh trong từng thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm làm cơ sở để ngân sách nhà nước cấp nguồn vốn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để cấp bù lãi suất cho đối tượng là chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân và cá nhân vay vốn để xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở để cho thuê theo quy định của Nghị định này vay vốn ưu đãi tại các tổ chức tín dụng. Mức lãi suất cấp bù do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính cho từng thời kỳ.

    (4) Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng:

    - Các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định cho vay theo quy định tại các Chương trình tín dụng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;

    - Chính phủ sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA), vay ưu đãi nước ngoài để cho vay lại đối với tổ chức tín dụng được chỉ định để cho vay nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định này;

    - Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.

    13