Xử lý nghiêm tổ chức cá nhân sai phạm trong tổ chức sắp xếp bố trí cán bộ gắn với tinh gọn bộ máy
Nội dung chính
Mục đích sắp xếp, bố trí cán bộ gắn với tinh gọn bộ máy là gì?
Căn cứ Công văn 7968/BNV-CCVC năm 2024 ngày 08/12/2024, theo mục đích trong định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ công chức viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (sau đây viết là CBCCVC) khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính như sau:
Sắp xếp, bố trí CBCCVC trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 bảo đảm xây dựng đội ngũ CBCCVC có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời kỳ mới.
Xử lý nghiêm tổ chức cá nhân sai phạm trong tổ chức sắp xếp bố trí cán bộ gắn với tinh gọn bộ máy (Hình từ Internet)
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm trong tổ chức sắp xếp, bố trí cán bộ gắn với tinh gọn bộ máy
Theo yêu cầu trong định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp CBCCVC và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tại Công văn 7968/BNV-CCVC năm 2024 như sau:
- Bám sát chủ trương, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC; bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong đội ngũ CBCCVC khi thực hiện việc sắp xếp; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; quan tâm, giải quyết kịp thời chế độ, chính sách đối với CBCCVC sau sắp xếp theo quy định.
- Khi xây dựng Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng Phương án sắp xếp, bố trí CBCCVC, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị; xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện việc điều chỉnh số lượng biên chế công chức, viên chức bảo đảm theo quy định chung và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hình thành sau sắp xếp.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết chế độ, chính sách đối với CBCCVC theo quy định của Chính phủ; khuyến khích bộ, ngành, địa phương căn cứ vào điều kiện, khả năng bổ sung chính sách (ngoài chính sách của Trung ương) hỗ trợ đối với CBCCVC thuộc diện dôi dư sau sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Công văn 12400-CV/VPTW ngày 30/11/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng; Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm trong tổ chức thực hiện việc sắp xếp, bố trí cán bộ gắn với tinh gọn tổ chức bộ máy.
Nguyên tắc trong định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp CBCCVC và người làm việc theo chế độ HĐLĐ khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính
Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương khi thực hiện công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính cần tuân thủ các nguyên tắc được quy định cụ thể trong Công văn 7968/BNV-CCVC năm 2024 bao gồm:
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, tổ chức đảng trong sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật. Cán bộ công chức viên chức phải chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức và quyết định của cấp có thẩm quyền.
Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ công chức viên chức thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm mục tiêu đề ra theo yêu cầu của Trung ương.
(2) Việc sắp xếp, bố trí cán bộ phải được thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của đội ngũ cán bộ công chức viên chức và yêu cầu nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương; trong đó quan tâm bố trí sử dụng đối với cán bộ có năng lực nổi trội, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(3) Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mới để thực hiện việc bố trí, sắp xếp nhân sự, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ.
(4) Việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí cán bộ công chức viên chức lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào năng lực, sở trường, uy tín, kinh nghiệm công tác, kết quả sản phẩm công việc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới, nhất là đối với người đứng đầu.
Đồng thời, phải bảo đảm tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, của pháp luật, gắn với cơ cấu và quy hoạch cấp ủy để chuẩn bị tốt cho công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
(5) Quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức viên chức theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm sau 05 năm phải hoàn thành việc sắp xếp đối với cán bộ công chức viên chức dôi dư và thực hiện việc quản lý, sử dụng biên chế theo yêu cầu chung của Bộ Chính trị tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hình thành sau sắp xếp (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án).