Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền của ai?

Ai có thẩm quyền xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai? Giải quyết tố cáo về quản lý, sử dụng đất đai được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền của ai?

    Căn cứ điểm m khoản 6 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Nhiệm vụ và quyền hạn
    Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
    ...
    6. Về đất đai:
    ...
    h) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; hướng dẫn việc xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường, không được hỗ trợ; thẩm tra khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    i) Phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
    k) Xây dựng kế hoạch thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ; thống kê, kiểm kê theo chuyên đề hoặc đột xuất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai ở địa phương;
    l) Xây dựng kế hoạch tổng thể và tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai các vùng và cả nước theo định kỳ và theo chuyên đề; công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng; xây dựng và quản lý thống nhất hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất trên phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cấp tỉnh;
    m) Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai tại trung ương; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất ở địa phương.
    ...

    Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai.

    Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền của ai?

    Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền của ai? (Hình từ Internet)

    Giải quyết tố cáo về quản lý, sử dụng đất đai có thuộc nội dung theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai?

    Căn cứ khoản 1 Điều 101 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Theo dõi và đánh giá quản lý, sử dụng đất đai
    1. Theo dõi và đánh giá đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai bao gồm các nội dung:
    a) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai;
    b) Tổ chức triển khai thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành;
    c) Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và các bản đồ chuyên ngành về đất đai; đăng ký, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; cấp Giấy chứng nhận; thống kê, kiểm kê đất đai;
    d) Lập, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
    đ) Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; phát triển quỹ đất;
    e) Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
    g) Xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất, xác định giá đất cụ thể;
    h) Thực hiện thủ tục hành chính và các dịch vụ công về đất đai;
    i) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất đai;
    k) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

    Theo đó, giải quyết tố cáo về quản lý, sử dụng đất đai thuộc một trong các nội dung theo dõi và đánh giá đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

    Bên cạnh đó, nội dung theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy định tại khoản 2 Điều 232 Luật Đất đai 2024 bao gồm:

    - Việc tổ chức, triển khai thi hành pháp luật về đất đai đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai;

    - Việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất;

    - Hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai; tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế, xã hội và môi trường;

    - Kiểm tra, giám sát thực tế đối với việc quản lý, sử dụng đất đai.

    Giải quyết tố cáo về quản lý, sử dụng đất đai được quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 238 Luật Đất đai 2024 quy định về giải quyết tố cáo về quản lý, sử dụng đất đai như sau:

    - Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

    - Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

    - Việc thu thập, bảo quản, sử dụng và lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết tố cáo về quản lý, sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

    31