Xã Phước Kiển sau sáp nhập huyện Nhà Bè TP HCM là xã gì?
Nội dung chính
Xã Phước Kiển sau sáp nhập huyện Nhà Bè TP HCM là xã gì?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
[...]
134. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Nhà Bè và các xã Phú Xuân, Phước Kiển, Phước Lộc thành xã mới có tên gọi là xã Nhà Bè.
135. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Nhơn Đức, Long Thới và Hiệp Phước thành xã mới có tên gọi là xã Hiệp Phước.
[...]
Như vậy, xã Phước Kiển huộc huyện Nhà Bè, TP HCM sau sáp nhập cùng với thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân và xã Phước Lộc được thành lập thành đơn vị hành chính mới có tên gọi là xã Nhà Bè.
Theo đó, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của TP HCM, huyện Nhà Bè đã tiến hành tái cơ cấu địa giới hành chính cấp xã, giảm số lượng xã, thị trấn từ 7 đơn vị xuống còn 2 xã. Cụ thể:
- Xã Nhà Bè (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của:
+ Thị trấn Nhà Bè
+ Xã Phú Xuân
+ Xã Phước Kiển
+ Xã Phước Lộc
- Xã Hiệp Phước (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của:
+ Xã Nhơn Đức
+ Xã Long Thới
+ Xã Hiệp Phước (cũ)
Xã Phước Kiển sau sáp nhập huyện Nhà Bè TP HCM là xã gì? (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định như sau:
- Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành để thực hiện xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính; tổ chức tuyên truyền, vận động; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính và các nhiệm vụ cần thiết khác do sắp xếp đơn vị hành chính.
- Kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính do ngân sách địa phương bảo đảm. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sử dụng kinh phí thường xuyên trong nguồn ngân sách nhà nước đã được giao trong thời kỳ ổn định ngân sách để chi các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15.
Ngân sách trung ương hỗ trợ một lần cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận bổ sung cân đối ngân sách với định mức 100 tỷ đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh giảm và 500 triệu đồng cho mỗi đơn vị hành chính cấp xã giảm từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2025 theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương và nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể các nhiệm vụ chi tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 và quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính của các cơ quan trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để làm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
Nói cách khác, việc phân loại giúp đảm bảo các chính sách và tổ chức bộ máy chính quyền địa phương được thiết kế sát thực tế, phù hợp với đặc điểm dân cư, diện tích, điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.