Vu Lan báo hiếu 2023 diễn ra vào ngày nào, thứ mấy? Còn bao nhiêu ngày nữa đến dịp này?

Vu Lan báo hiếu 2023 diễn ra vào ngày nào, thứ mấy? Còn bao nhiêu ngày nữa đến dịp này? Ngày lễ Vu lan báo hiếu có ý nghĩa như thế nào?

Nội dung chính

    Ngày Vu lan báo hiếu 2023 rơi vào vào thứ mấy, ngày mấy?

    Lễ Vu lan báo hiếu là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong Phật Giáo. Trong dịp này, người theo đạo thường dành thời gian để tưởng nhớ và báo đáp lòng biết ơn đối với cha mẹ, người đã mang lại cuộc đời và nuôi dưỡng họ.

    Ngày lễ Vu lan báo hiếu sẽ rơi vào ngày rằm 15/7 Âm lịch và rơi vào thứ Tư, ngày 30/8/2023 dương lịch.

    Trong dịp này, người con thường thực hiện các hoạt động như phóng sinh, giải thoát các loài sống, thăm chùa để cầu nguyện và thực hiện các hành động làm phước như ủng hộ các công đồng cần giúp đỡ. Đây là cách để họ trao đi những phước đức và công đức cho cha mẹ và những người đã có công nuôi dưỡng họ suốt cuộc đời.

    Ngày Vu lan báo hiếu 2023 rơi vào vào thứ mấy, ngày mấy? Ngày Vu lan báo hiếu 2023 còn bao nhiêu ngày nữa? (Hình từ Internet)

    Ngày Vu lan báo hiếu 2023 còn bao nhiêu ngày nữa?

    Năm nay, Ngày lễ Vu lan báo hiếu sẽ rơi vào ngày 30/8/2023, cho nên tính từ hôm nay (ngày 25/8/2023) là còn 5 ngày nữa sẽ đến lễ Vu lan báo hiếu 2023.

    Ngày lễ Vu lan báo hiếu có ý nghĩa như thế nào?

    Ngày Vu lan báo hiếu đối với người Việt Nam mang sắc thái tâm linh sâu sắc và văn hóa truyền thống đặc biệt. Ý nghĩa lớn nhất của ngày này nằm trong việc tôn vinh và kỷ niệm công ơn của cha mẹ, ông bà và tổ tiên.

    Trong truyền thống đạo đức của người Việt, tôn hiếu và lòng biết ơn là những giá trị thiêng liêng. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" thể hiện tầm quan trọng của việc không bao giờ quên nguồn gốc, người đã sinh ra và dưỡng dục ta. Đạo hiếu đối với cha mẹ và tổ tiên là hình mẫu quan trọng, giúp con cháu giữ vững những giá trị gia đình và xã hội.

    Trong ngày Lễ Vu lan, người Việt thường đeo bông hoa trắng hoặc đỏ trên áo. Bông hoa màu đỏ thể hiện sự hiện hữu của cha mẹ và người thân còn sống, trong khi màu trắng tượng trưng cho những người đã qua đời.

    Hành động này không chỉ là biểu tượng, mà còn là cách tôn trọng và thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã làm nên cuộc đời của mình. Nó cũng thể hiện sự đoàn kết và lòng hiếu thảo, tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa các thế hệ và giúp duy trì những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của Việt Nam.

    Lưu ý: Các nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

    Ngày Vu lan báo hiếu người lao động có được nghỉ làm không?

    Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết như sau:

    Nghỉ lễ tết

    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

    Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

    1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

    b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

    c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

    2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

    3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

    Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ hưởng lương các dịp lễ sau: Tết Dương lịch; Tết Âm lịch; ngày Chiến thắng; ngày Quốc tế lao động; Quốc khánh; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

    Do đó, hiện hành chưa có quy định nào quy định người lao động sẽ được nghỉ vào ngày này. Nên ngày lễ Vu lan báo hiếu người lao động vẫn đi làm bình thường và đón lễ tùy theo phong tục gia đình.

    Tuy nhiên, nếu người lao động nghỉ thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ làm và không được hưởng lương cho ngày nghỉ đó.

    8