Việt Nam hiện có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được công nhận bởi UNESCO?

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận? Các hành vi bị nghiêm cấm trong di sản văn hóa? Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với các di sản văn hóa?

Nội dung chính

    Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

    Ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

    Di sản Thế giới

    - Quần thể di tích Cố đô Huế, (UNESCO công nhận năm 1993)

    - Phố cổ Hội An (UNESCO công nhận năm 1999)

    - Thánh địa Mỹ Sơn (UNESCO công nhận năm 1999)

    - Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (UNESCO công nhận năm 2010)

    - Thành nhà Hồ (UNESCO công nhận năm 2011)

    - Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (UNESCO công nhận năm 2003 và tái công nhận 2015)

    - Vịnh Hạ Long (UNESCO công nhận năm 1994, tái công nhận 2000; 2011)

    - Quần thể Danh thắng Tràng An (UNESCO công nhận năm 2014)

    Di sản Văn hóa Phi vật thể

    Việt Nam có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được UNESCO tôn vinh, gồm:

    - Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ (UNESCO công nhận năm 2017)

    - Nhã nhạc Cung đình Huế (UNESCO công nhận năm 2003)

    - Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (UNESCO công nhận năm 2005)

    - Dân ca Quan họ Bắc Ninh (UNESCO công nhận năm 2010)

    - Ca Trù (UNESCO công nhận năm 2009)

    - Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng (UNESCO công nhận năm 2010)

    - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (UNESCO công nhận năm 2012)

    - Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam bộ (UNESCO công nhận năm 2013)

    - Hát Ví-Giặm Nghệ Tĩnh (UNESCO công nhận năm 2014)

    - Nghi lễ và trò chơi kéo co (UNESCO công nhận năm 2015)

    - Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ (UNESCO công nhận năm 2016)

    - Hát Xoan ở Phú Thọ (UNESCO công nhận năm 2011)

    - Thực hành Then Tày, Nùng, Thái (UNESCO công nhận năm 2019)

    - Nghệ thuật Xòe Thái (UNESCO công nhận năm 2021)

    - Nghề làm Gốm của người Chăm (UNESCO công nhận năm 2022)

    Di sản Văn hóa Tư liệu

    - Mộc bản triều Nguyễn (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, Đà Lạt-Lâm Đồng), được UNESCO công nhận năm 2009 trong "Chương trình Ký ức Thế giới"

    - Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), được UNESCO công nhận năm 2011 trong "Chương trình Ký ức Thế giới"

    - Châu bản triều Nguyễn ( Trung tâm Lưu trữ quốc gia I-số 18 Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), được UNESCO công nhận năm 2017 trong "Chương trình Ký ức Thế giới"

    - Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (UNESCO công nhận năm 2012)

    - Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (UNESCO công nhận năm 2016

    - Mộc bản trường học Phúc Giang (UNESCO công nhận năm 2016)

    - Hoàng hoa sứ trình đồ (Hành trình đi sứ Trung Hoa) (UNESCO công nhận năm 2018)

    - Bia Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (UNESCO công nhận năm 2022)

    - Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) (UNESCO công nhận năm 2022)

    Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận? (Hình từ Internet)

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong di sản văn hóa?

    Căn cứ theo Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong di sản văn hóa như sau:

    - Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh

    - Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;

    - Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;

    - Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp;

    - Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

    - Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.

    Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với các di sản văn hóa?

    Theo Điều 14 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân cụ thể như sau:

    Điều 14

    Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

    2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

    3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

    4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

    5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

    Theo đó, tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ đối với các di sản văn hóa như sau:

    - Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

    - Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

    - Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

    - Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

    - Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

    25