Viết 1-2 câu về điều em đã học được từ câu chuyện Hồ nước và mây
Nội dung chính
Viết 1-2 câu về điều em đã học được từ câu chuyện Hồ nước và mây
Câu chuyện Hồ nước và mây là một câu chuyện ngắn mang tính triết lý, thường được kể để răn dạy về sự chia sẻ và lòng nhân ái.
HỒ NƯỚC VÀ MÂY (1) Vào một ngày cuối xuân, mặt hồ lấp lánh dưới nắng. Bỗng, một cơn gió đưa chị mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói: - Tôi đẹp lên dưới ánh nắng, thế mà chị lại che mất. - Không có chị che nắng thì em gặp nguy đấy! – Chị mây đáp. - Tôi cần gì chị! Chị mấy giận hồ nước nên đã bay đi. (2) Mùa hè, dưới cái nắng gay gắt, hồ nước bị bốc hơi, cạn trở tận đáy. Nó cầu cứu: - Chị mây ơi, không có chị tôi chết mất. Bầy tôm cá trong hồ cũng than: - Chúng tôi cũng không sống được nếu hồ cạn thế này! (3) Nghe tiếng kêu của hồ nước và bầy tôm cá, chị mây không giận hồ nước nữa, bay về và cho mưa xuống. Hồ nước đầy lên, tràn căng sức sống. (4) Qua mùa thu, sang mùa đông, chị mây ngày càng mảnh mai, hao gầy như dải lụa mỏng. Chị ghé xuống hồ và nói: - Không có em, chị cũng yếu hẳn đi. Thế là hồ nước lao xao gợn sóng: - Để em tìm cách giúp chị! Hồ nước gọi ông mặt trời rọi nắng xuống cho nước bốc hơi lên. Chị mây khoẻ dần, nặng dần để chuẩn bị mưa xuống |
Tham khảo mẫu viết 1 2 câu về điều em đã học được từ câu chuyện Hồ nước và mây như sau:
(1) Từ câu chuyện Hồ nước và mây, em học được rằng biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh mình, không nên ích kỉ, chỉ sống cho bản thân mình mà không nghĩ đến người khác. Nếu chúng ta như vậy thì khi gặp khó khăn không ai sẽ giúp đỡ chúng ta cả.
(2) Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Hãy học cách giúp đỡ mọi người xung quanh, giúp mọi người cũng chính là giúp chính mình.
(Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Viết 1-2 câu về điều em đã học được từ câu chuyện Hồ nước và mây (Ảnh từ Internet)
Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như sau:
(1) Nội dung đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Những năng lực cốt lõi: Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
(2) Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.