Văn phòng thừa phát lại vi phạm quy định về hoạt động thì bị xử phạt như thế nào?

Văn phòng thừa phát lại vi phạm quy định về hoạt động thì bị xử phạt như thế nào?

Nội dung chính


    Vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại bị xử phạt như thế nào? 

    Tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    (1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    - Không niêm yết lịch làm việc hoặc nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở văn phòng thừa phát lại;

    - Không niêm yết thủ tục hoặc chi phí thực hiện công việc tại trụ sở văn phòng thừa phát lại;

    - Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu không đúng quy định;

    - Thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; chấp hành không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát;

    - Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định;

    - Không bảo đảm trang phục cho thừa phát lại theo quy định;

    - Lưu trữ hồ sơ công việc không đúng quy định.

    (2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau

    - Không tạo điều kiện cho thừa phát lại tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ;

    - Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài phạm vi hoặc không đúng thẩm quyền;

    - Nhận tập sự hành nghề thừa phát lại mà văn phòng thừa phát lại không đủ điều kiện nhận tập sự theo quy định;

    - Lập vi bằng mà không có hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng dịch vụ có nội dung không đúng quy định;

    - Gửi vi bằng, tài liệu chứng minh về Sở Tư pháp để đăng ký không đúng thời hạn quy định.

    (3) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    -Không có biển hiệu theo quy định;

    - Không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định;

    - Không thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát;

    - Không gửi vi bằng, tài liệu chứng minh về Sở Tư pháp để đăng ký theo quy định;

    - Thu chi phí không đúng quy định hoặc cao hơn mức đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ;

    - Hoạt động không đúng địa chỉ trụ sở ghi trong giấy đăng ký hoạt động;

    - Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho thừa phát lại không đầy đủ hoặc không liên tục.

    (4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    - Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại;

    - Đăng ký hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;

    - Thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài hoạt động thừa phát lại;

    - Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho thừa phát lại của văn phòng mình;

    - Không thông báo cho Sở Tư pháp để xóa đăng ký hành nghề đối với thừa phát lại không còn làm việc tại văn phòng mình.

    (5) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    - Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở văn phòng thừa phát lại;

    - Không đăng ký hành nghề cho thừa phát lại của văn phòng mình theo quy định;

    - Không đăng ký nội dung thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở, họ tên trưởng văn phòng, danh sách thừa phát lại hợp danh, danh sách thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng mình theo quy định;

    - Cho người không phải là thừa phát lại của văn phòng mình hành nghề thừa phát lại dưới danh nghĩa văn phòng mình;

    - Cho người khác sử dụng quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại để hoạt động thừa phát lại.

    (6) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động thừa phát lại mà không đủ điều kiện hoạt động thừa phát lại theo quy định.

     Văn phòng thừa phát lại vi phạm quy định về hoạt động thì bị xử phạt như thế nào?(Hình ảnh Internet)

    Hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả khi có vi phạm bị xử phạt như thế nào?

    Theo Khoản 7, Khoản 8 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    + Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này;

    + Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều này;

    + Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này;

    + Tịch thu tang vật là quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

    + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3, các điểm a, d và đ khoản 5, khoản 6 Điều này.

    17