Văn khấn rằm tháng Giêng ngoài trời năm 2025 đơn giản? Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng ngoài trời cần có những gì?
Nội dung chính
Văn khấn rằm tháng Giêng ngoài trời năm 2025 đơn giản?
Rằm tháng Giêng (ngày 15 tháng 1 âm lịch) còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Người xưa có câu: "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Đây là dịp để người dân cúng bái tổ tiên, trời đất và lên chùa, đi lễ để cầu bình an trong cuộc sống. Năm nay, rằm tháng Giêng 2025 rơi vào thứ Tư ngày 12 tháng 2 năm 2025.
Bài văn khấn rằm tháng Giêng ngoài trời là phần quan trọng trong lễ cúng, thể hiện lòng thành kính và những lời cầu nguyện của gia chủ. Dưới đây là mẫu văn khấn rằm tháng Giêng ngoài trời năm 2025 đơn giản:
Văn khấn rằm tháng Giêng ngoài trời năm 2025
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần linh bản xứ cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2024.
Tín chủ con là: [Tên của bạn]
Cư ngụ tại: [Địa chỉ của bạn]
Nhân tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con thành tâm sắm sửa hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính cẩn tâu trình:
Cúi xin các vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Cầu xin chư vị Tôn thần phù hộ độ trì cho gia đình chúng con một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, gia đạo hưng long, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn rằm tháng Giêng ngoài trời năm 2025 đơn giản? Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng ngoài trời cần có những gì? (Hình từ Internet)
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng ngoài trời cần có những gì?
Lễ cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời nhằm thể hiện lòng thành kính với trời đất, thần linh và tổ tiên, cầu mong một năm mới bình an, may mắn và thịnh vượng. Những gia đình không có sân thì có thể bày lễ ở gian giữa trong nhà hoặc trên sân thượng.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng ngoài trời cần có:
- Mâm ngũ quả.
- Hương (nên là 3 cây nhang to).
- 12 đĩa hoa đại diện 12 tháng trong năm.
- Đèn/nến - 24 hũ nến sáp vàng hoặc đỏ đại diện cho 24 tiết khí trong năm.
- Trầu cau, muối gạo, trà rượu, quần áo mũ thần nông giấy, lưỡi liềm giấy.
- Gà luộc.
- Xôi hoặc bánh chưng.
Đối với mâm cỗ chay cúng Phật thì thường sẽ gồm:
- Hoa quả;
- Chè xôi;
- Các món đậu;
- Món canh, món xào;
Hiện nay, mâm cỗ cúng Phật thường có chè trôi nước, biểu tượng cho ước nguyện một năm mọi việc suôn sẻ, hạnh phúc trọn vẹn. Điểm đặc biệt của mâm cỗ này là sự đa dạng màu sắc, hài hòa tượng trưng cho ngũ hành, mang ý nghĩa cân bằng và bình an.
Tùy vào điều kiện, sở thích, thói quen ăn uống của gia đình, diện tích bàn thờ của gia đình, bạn có thể linh hoạt sắp xếp, lựa chọn các món trong mâm cơm cúng rằm tháng giêng cho phù hợp. Ngoài ra, việc đặt mâm cúng ở hướng nào cũng cần tuân theo nguyên tắc phong thủy của từng gia đình.
Lưu ý: Rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn nhất trong năm, đây là ngày lễ quan trọng trong năm. Vì vậy, khi chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng, gia chủ cần phải lưu ý chuẩn bị cẩn thận, không được để sai sót.
Gia chủ cũng không nên cúng rằm tháng Giêng bằng hoa giả, trái cây giả, đầu lợn, món chay giả mặn.
Rằm tháng Giêng 2025 có thuộc nhóm ngày nghỉ lễ của người lao động theo quy định của pháp luật không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Laođộng 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, hiện nay pháp luật quy định các ngày lễ mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong năm gồm:
- Tết Dương lịch (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, rằm tháng Giêng không phải ngày nghỉ lễ tết mà người lao động được nghỉ theo quy định của pháp luật. Do đó, người lao động sẽ không được nghỉ vào ngày này.
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động có mong muốn được nghỉ vào ngày rằm tháng Giêng 2025 thì có thể xin nghỉ phép năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 hoặc xin nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019. Nếu người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động có thể nghỉ vào ngày này.