Vai trò và trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 là gì?

Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

Nội dung chính

    Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

    Tại Tiểu mục 1 Mục V Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Công Thương có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

    - Tổ chức thực hiện Chương trình, điều hành hoạt động của Chương trình và thực hiện các đề án, nhiệm vụ cụ thể được phân công.

    - Hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động theo chức năng, thẩm quyền, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, địa phương.

    - Tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030? (Hình từ internet)

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

    Tại Tiểu mục 2 Mục V Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và khả năng cân đối ngân sách.

    Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm gì trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

    Tại Tiểu mục 3 Mục V Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

    - Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ, đề án thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, ban hành trong quý IV năm 2022.

    - Tổ chức xây dựng và thực hiện các đề án, nhiệm vụ cụ thể được phân công. Căn cứ thời hạn quy định và tiến độ xây dựng đề án, các bộ, ngành chủ trì thực hiện chủ động đăng ký các đề án vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành mình để phê duyệt và triển khai kịp thời, bảo đảm hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thực tế.

    - Lồng ghép các dự án phát triển của ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các nhiệm vụ, đề án thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.

    Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gì trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?

    Tại Tiểu mục 4 Mục V Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:

    - Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Công Thương, căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương ban hành Kế hoạch hành động của địa phương mình; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của địa phương xây dựng và phối hợp với các bộ, ngành trung ương triển khai thực hiện quy hoạch, đề án, chương trình phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của địa phương trên cơ sở các nhiệm vụ được nêu trong Chương trình.

    - Tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai các đề án, nhiệm vụ được phân công, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

    - Tổ chức và huy động các nguồn lực, lồng ghép các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn với các nhiệm vụ của Chương trình này để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.

    8