Bộ Công Thương sử dụng các nguồn lực như thế nào trong Chương trình thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030?
Nội dung chính
Bộ Công Thương huy động các nguồn lực trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?
Tại Tiết e Tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Công Thương huy động các nguồn lực trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:
- Phát triển dịch vụ logistics; đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, khai thác, sử dụng các trung tâm logistics ở nước ngoài để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với các thị trường quốc tế.
Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp do phụ nữ, thanh niên làm chủ tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
Bộ Công Thương huy động các nguồn lực trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào? (Hình từ internet)
Ủy ban nhân dân các tỉnh huy động các nguồn lực trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?
Tại Tiết g Tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định ủy ban nhân dân các tỉnh huy động các nguồn lực trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì:
- Nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch và thu hút đầu tư để xây dựng các trung tâm logistics nông sản, kho lạnh nhằm phân loại, bảo quản, sơ chế, nâng cao giá trị và giữ được chất lượng nông sản, thủy sản, trái cây tươi trước khi tiêu thụ, xuất khẩu.
- Phát triển, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thương mại biên giới (đối với các tỉnh, thành phố khu vực biên giới), hệ thống kho bãi, logistics, giao thông, cửa khẩu, kết nối tuyến đường vận tải hàng hóa,...
Bộ Công Thương kiểm soát nhập khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?
Tại Tiết a Tiểu mục 5 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Công Thương kiểm soát nhập khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
Quản lý và kiểm soát nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong nước và hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan:
- Tăng cường hiệu quả và cơ chế phối hợp liên ngành trong quá trình xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại; đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền về phòng vệ thương mại cho các cán bộ quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội và các tổ chức liên quan.
- Tăng cường quản lý, kiểm soát hàng nhập khẩu thông qua các biện pháp phù hợp với các cam kết quốc tế.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát nhập khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như thế nào?
Tại Tiết b, c và d Tiểu mục 5 Mục II Điều 1 Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2022 quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát nhập khẩu trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 như sau:
Quản lý và kiểm soát nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong nước và hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi, thu hút đầu tư từ một số đối tác trọng điểm, nhất là các đối tác có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực công nghệ, đồng thời lành mạnh hóa, hợp lý hóa cán cân thương mại.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan định kỳ rà soát thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) theo nguyên tắc khuyến khích nhập khẩu hàng hóa trong nước chưa đáp ứng nhu cầu, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, góp phần thực hiện định hướng phát triển xuất nhập khẩu bền vững trên cơ sở hài hòa về cơ cấu thị trường và cán cân thương mại với từng thị trường, khu vực thị trường.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thúc đẩy sản xuất vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi để tự chủ được nguồn trong nước, góp phần hài hòa cán cân thương mại với các nước, đối tác lớn; tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng hàng nông, lâm, thủy sản nhập khẩu thông qua các biện pháp phù hợp với các cam kết quốc tế.