Tự ý lấy tài sản của người vay tiền để trừ nợ có phạm tội không?Có bị công an bắt không?
Nội dung chính
Tự ý lấy tài sản của người vay tiền để trừ nợ có phạm tội không?Có bị công an bắt không?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc vay tiền giữa bạn và người bạn của mình là một giao dịch dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham giao vào giao dịch dân sự này.
Trong đó, bạn được xác định là bên cho vay và người bạn của bạn được xác định là bên đi vay khi tham gia giao dịch này. Theo đó, bạn đưa tiền cho bạn của mình vay; khi đến hạn trả, bạn của bạn phải hoàn trả cho bạn số tiền đã vay và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì bạn của bạn có nghĩa vụ phải trả đủ tiền (bao gồm nợ gốc và tiền lãi theo thỏa thuận) cho bạn khi đến hạn. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú bạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường quá thời hạn cho vay mà bạn của bạn không trả đủ tiền thì cconf phải trả lãi chậm trả, lãi quá hạn (nếu có) cho bạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Do đó: Trường hợp đến hạn mà bạn của bạn không trả đủ tiền cho bạn thì bạn có quyền tự mình hoặc ủy quyền bằng văn bản (có công chứng, chứng thực) cho người khác để thực hiện khởi kiện yêu cầu bạn của bạn thực hiện đúng nghĩa vụ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn của bạn đang cưu trú (thường trú hoặc tạm trú).
Bạn không được tự ý lấy tài sản của bạn của bạn để gán nợ khi chưa có sự đồng ý của người đó. Vì đó là hành vi vi phạm pháp luật, nó xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người khác được pháp luật bảo vệ.
Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản.
Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Do đó: Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn đã có hành vi hăm dọa nhằm uy hiếp người bạn đó phải trả tiền cho bạn sau 03 ngày. Và sau 03 ngày bạn đã đến nhưng bạn không trả được tiền nên bạn có dắt xe người đó về nhà. Hành vi này có dấu hiệu của Tội cưỡng đoạt tài sản.
Trường hợp nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì tùy tính chất, mức độ của hành vi mà bạn có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Ngoài ra, bạn còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.