Từ ngày 01/11/2023, Cục Đường sắt Việt Nam có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt phương án giá?

Từ ngày 01/11/2023, Cục Đường sắt Việt Nam có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt phương án giá? Nguyên tắc xác định giá dịch vụ sự công nghiệp trong quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt như thế nào?

Nội dung chính

    Cục Đường sắt Việt Nam được giao thẩm định, phê duyệt phương án giá từ 01/11/2023?

    Ngày 15/09/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 25/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2021/TT-BGTVT hướng dẫn phương pháp định giá và quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

    Tại Điều 5 Thông tư 11/2021/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 25/2023/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/11/2023) có quy định về thẩm quyền, thời hạn, trình tự thẩm định và quyết định phương án giá như sau:

    Thẩm quyền, thời hạn, trình tự thẩm định và quyết định giá

    1. Việc quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện sau khi dự toán chi ngân sách nhà nước được Cơ quan có thẩm quyền giao cho Bộ Giao thông vận tải.

    2. Nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng trình Cục Đường sắt Việt Nam trước ngày 31 tháng 01 của năm kế hoạch.

    3. Thẩm quyền, thời hạn, trình tự thẩm định và quyết định phương án giá

    a) Giao Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện thẩm định, phê duyệt phương án giá.

    b) Thời hạn, trình tự thẩm định và quyết định phương án giá thực hiện theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

    Như vậy, từ ngày 01/11/2023 thì Cục Đường sắt Việt Nam sẽ được giao việc thẩm định, phê duyệt phương án giá.

    Cục Đường sắt Việt Nam được giao thẩm định, phê duyệt phương án giá từ 01/11/2023? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc xác định giá dịch vụ sự công nghiệp trong quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-BGTVT, xác định giá dịch vụ sự công nghiệp trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

    - Chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành một đơn vị khối lượng dịch vụ sự nghiệp công quy định trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

    - Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trạng thái kỹ thuật của từng công trình, hoặc từng hạng mục công việc cụ thể.

    - Phù hợp với tình hình thị trường nơi thi công và khối lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

    - Không tính trong giá dịch vụ sự nghiệp công các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước đảm bảo.

    Xác định giá dịch vụ sự nghiệp công trong quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt theo các phương pháp nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 11/2021/TT-BGTVT, việc xác định giá dịch vụ sự nghiệp công trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt theo phương pháp như sau:

    Giá dịch vụ sự nghiệp công đối với công tác quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng công trình đường sắt = Tỷ lệ chi phí quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng (%) x Tổng kinh phí bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt (chưa có thuế GTGT).

    Phương pháp xác định định mức tỷ lệ chi phí quản lý, giám sát công tác bảo dưỡng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BGTVT.

    Lưu ý: Thông tư 25/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/11/2023

    6