Trong trường hợp nào người khởi kiện cần phải nộp lệ phí và các thủ tục liên quan theo pháp luật về tố tụng?

Trong trường hợp nào người khởi kiện trong tố tụng hành chính cần phải nộp lệ phí và các thủ tục liên quan đến việc nộp lệ phí này được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Trong trường hợp nào người khởi kiện cần phải nộp lệ phí và các thủ tục liên quan theo pháp luật về tố tụng?

    Tại Điều 143 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí như sau:

    - Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

    - Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

    - Tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.

    - Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của Tòa án, lệ phí nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự và các khoản lệ phí khác mà luật có quy định.

    => Như vậy, với yêu cầu giải quyết việc dân sự (thuận tình ly hôn) thì cần phải nộp tạm ứng lệ phí theo quy định bạn nhé. Cụ thể căn cứ vào Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp dân sự không có giá ngạch là 300 000 đồng. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí (150.000đ)

    16