Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có bao gồm hiện trạng sử dụng đất?

Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có bao gồm việc xem xét hiện trạng sử dụng đất hay không?

Nội dung chính

    Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có bao gồm hiện trạng sử dụng đất?

    Căn cứ khoản 6 Điều 88 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Lập, thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế
    ....
    6. Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất, gồm:
    a) Sự cần thiết sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế và việc bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh;
    b) Hiện trạng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; nội dung, vị trí, diện tích, mục đích, hình thức, thời hạn sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;
    c) Đánh giá tác động của việc sử dụng đất kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh;
    d) Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;
    đ) Phương án xử lý tài sản gắn liền với đất được tạo lập khi chấm dứt việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;
    e) Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường;
    g) Giải pháp tổ chức thực hiện.
    7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm phân công cơ quan chức năng, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức thực hiện và hướng dẫn xây dựng phương án, mẫu biểu thực hiện quy định tại Điều này.

    Theo đó, hiện trạng sử dụng đất là một trong các nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.

    Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có bao gồm hiện trạng sử dụng đất?

    Nội dung thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có bao gồm hiện trạng sử dụng đất? (Hình từ Internet) 

    Khoản thu và nội dung chi từ sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế

    Khoản thu và nội dung chi từ sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy định tại Điều 89 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

    (1) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thu, nộp vào ngân sách nhà nước các khoản tiền sử dụng đất hằng năm của đơn vị, doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước và phải lập dự toán thu, chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

    (2 Nội dung chi

    - Chi bồi thường, hỗ trợ di dời, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất quốc phòng, an ninh bị cấp chồng diện tích khi cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc khi Nhà nước thu hồi đất giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, sử dụng nhưng không có dự án đầu tư; hỗ trợ di dời các hộ gia đình, cá nhân ra khỏi khuôn viên cơ sở nhà, đất quốc phòng, an ninh khi không đủ điều kiện chuyển giao ra địa phương quản lý, xử lý; hỗ trợ di dời các hộ gia đình, cá nhân ra khỏi khu vực đất quốc phòng, an ninh bị lấn chiếm, xâm canh, xâm cư; xây dựng các công trình chống lấn chiếm; công tác quản lý, bảo vệ đất quốc phòng, an ninh;

    - Chi bồi thường giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản trên đất quốc phòng, an ninh của các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn theo phương án được duyệt;

    - Chi bồi thường giá trị còn lại tài sản gắn liền với đất trong trường hợp dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết được tiếp tục thực hiện nhưng Nhà nước thu hồi đất trước thời hạn dự án, hợp đồng đã ký kết để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

    - Chi giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động; xử lý các khoản tồn đọng về tài chính khi thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hóa trong trường hợp doanh nghiệp không có nguồn vốn để xử lý hiện do thực hiện nhiệm vụ chính trị, quân sự, quốc phòng mà để xảy ra tồn đọng;

    - Chi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh; chi xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng lao động, mua sắm thiết bị cho lao động cải tạo phạm nhân, đào tạo dạy nghề cho phạm nhân;

    - Chi bổ sung vốn điều lệ còn thiếu theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đầu tư nâng cao năng lực sản xuất quốc phòng, an ninh cho các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý; chi phát triển hoạt động sự nghiệp quốc phòng, an ninh;

    - Chi công tác chính sách hậu phương quân đội, công an; các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; công tác đối ngoại quốc phòng, an ninh;

    - Chi hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở, nhà xưởng, mua sắm thiết bị để thực hiện hoạt động tạo ra nguồn thu trên đất quốc phòng;

    - Chi cho các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

    Quản lý số tiền thu được từ việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế

    Căn cứ Điều 90 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về quản lý số tiền thu được từ việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế:

    - Đơn vị, doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời tiền sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế về tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước do Cục Tài chính thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Kế hoạch và Tài chính thuộc Bộ Công an làm chủ tài khoản.

    - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nộp toàn bộ số tiền thu được từ sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế vào ngân sách nhà nước theo quy định.

    - Hằng năm, căn cứ vào số tiền thu từ sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế đã nộp ngân sách nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập dự toán chi ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

    16