Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Trong những trường hợp nào được áp dụng chào hàng cạnh tranh? Có những hình thức lựa chọn nhà thầu nào?

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp nào? Có các hình thức lựa chọn nhà thầu nào? Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có được áp dụng trong chào hàng cạnh tranh không?

Nội dung chính

    Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp nào?

    Căn cứ theo Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:

    Chào hàng cạnh tranh

    Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

    2. Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

    3. Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;

    4. Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này.

    Theo đó, gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng có thể được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu nếu thuộc các trường hợp sau đây:

    - Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

    - Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

    - Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;

    - Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp phải có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

    Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp nào? Có các hình thức lựa chọn nhà thầu nào? (Hình từ Internet)

    Có các hình thức lựa chọn nhà thầu nào?

    Căn cứ Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu:

    Các hình thức lựa chọn nhà thầu

    1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:

    a) Đấu thầu rộng rãi;

    b) Đấu thầu hạn chế;

    c) Chỉ định thầu;

    d) Chào hàng cạnh tranh;

    đ) Mua sắm trực tiếp;

    e) Tự thực hiện;

    g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;

    h) Đàm phán giá;

    i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

    2. Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.

    Như vậy, có các hình thức lựa chọn nhà thầu sau:

    Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.

    Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu được mời tham dự thầu;

    Chỉ định thầu được thực hiện khi chỉ có một nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư.

    Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

    - Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

    - Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;

    - Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;

    Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng đủ điều kiện.

    Tự thực hiện là hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu được tự thực hiện gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

    Tham gia thực hiện của cộng đồng: Cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợ đủ năng lực tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công mà Nhà nước và Nhân dân cùng làm có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng.

    Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:

    - Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;

    - Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.

    Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với các gói thầu không thể lựa chọn nhà thầu theo các hình thức trên.

    Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ có được áp dụng trong chào hàng cạnh tranh không?

    Căn cứ Điều 30 Luật Đấu thầu 2023 quy định phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:

    Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

    1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

    a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật này;

    b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp;

    c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

    d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.

    2. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

    3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

    Như vậy, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp;

    6