Từ ngày 01/01/2024 hình thức chào hàng cạnh tranh sẽ được áp dụng đối với gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp?
Nội dung chính
Hình thức đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu?
Tại Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về đàm phán giá như sau:
Đàm phán giá
1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:
a) Mua biệt dược gốc sinh phẩm tham chiếu;
b) Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.
2. Bộ trưởng Bộ y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.
Như vậy, có 02 gói thầu được áp dụng hình thức đàm phán giá bao gồm:
- Mua biệt dược gốc sinh phẩm tham chiếu;
- Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.
Từ ngày 01/01/2024 hình thức chào hàng cạnh tranh sẽ được áp dụng đối với gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp? (Hình ảnh từ Internet)
Gói thầu được mua sắm trực tiếp phải đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 25 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng các điều kiện:
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
- Chủ đầu tư chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, không bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có);
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm hoàn thiện hợp đồng;
- Thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Lưu ý: Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu nhà thầu đó đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Hình thức chào hàng cạnh tranh sẽ áp dụng đối với gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp từ ngày 01/01/2024?
Tại Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về chào bán cạnh tranh như sau:
Chào hàng cạnh tranh
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
2. Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
3. Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
4. Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, từ ngày 01/01/2024, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp với giá không quá 05 tỷ đồng trong đó nội dung xây lắp đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì sẽ áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh.