Trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

    Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 25 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 như sau:

    1. Một số trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quy định tại Điều này bao gồm:
    a) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
    b) Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, khảo sát trong và ngoài nước;
    c) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
    d) Sử dụng điện, nước;
    đ) Sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí;
    e) Tiếp khách, khánh tiết; tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
    2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm:
    a) Ban hành quy chế quản lý, giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân để thực hiện;
    b) Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ và dự toán được duyệt, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
    c) Tùy theo tính chất chỉ tiêu, thực hiện khoán đến người sử dụng các khoản kinh phí hoạt động nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm hiệu quả và phù hợp với yêu cầu công việc;
    d) Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ hàng năm để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013.

    9