Trình tự đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Trình tự đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Trình tự đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài được quy định tại Điều 8 Nghị định 63/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trọng tài thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
Đầu tiên, chuẩn vị 01 bộ hồ sơ gửi lên Sở Tư pháp. Cụ thể, hồ sơ đăng ký hoạt động gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn đăng ký hoạt động;
- Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Bản sao có chứng thực Điều lệ Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
Sau đó, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài, Sở Tư pháp gửi 01 bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Bộ Tư pháp.
Ngoài ra, sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài thực hiện việc công bố thành lập và khắc con dấu theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, việc công bố thành lập được quy định như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm trọng tài;
+ Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm trọng tài;
+ Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
+ Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm trọng tài.
- Trung tâm trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung như trên và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài.
Lưu ý: Trung tâm trọng tài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.