Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất là tranh chấp đất đai?

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất là tranh chấp đất đai? Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất có bắt buộc phải hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã không?

Nội dung chính

    Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất là tranh chấp đất đai?

    Khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Giải thích từ ngữ
    ...
    47. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
    ...

    Căn cứ quy định trên, tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất (hợp đồng đặt cọc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) không phải là tranh chấp đất đai. Hiện nay, tranh chấp này được xem là tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự theo quy định.

    Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất là tranh chấp đất đai?

    Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất là tranh chấp đất đai?

    (Hình từ Internet)

    Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất có được hòa giải tại Tòa án không?

    Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Hòa giải trong tố tụng dân sự
    Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

    Đồng thời khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Nguyên tắc tiến hành hòa giải
    1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
    ...

    Căn cứ các quy định trên, tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất (hợp đồng đặt cọc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) nếu không thuộc trường hợp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được thì vẫn được Tòa án tiến hành hòa giải.

    Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất?

    Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
    ...
    3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
    ...

    Đồng thời, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

    Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
    1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
    a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
    b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
    c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
    2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
    a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
    b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
    c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
    d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
    3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
    4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

    Căn cứ các quy định trên, tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất (hợp đồng đặt cọc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện.

    Tuy nhiên, nếu đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì tranh chấp đặt cọc mua bán đất (hợp đồng đặt cọc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Hữu Hòa
    158
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ