Trách nhiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Trách nhiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy đinh ra sao?

Nội dung chính

    Trách nhiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy đinh ra sao?

    Tại Điều 26 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về trách nhiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả đối với bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, mưa lớn, lũ (xả lũ), ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất (sạt lở bờ sông, bờ biển), sụt lún đất, động đất, sóng thần như sau:

    Các sở - ban - ngành, đơn vị Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện căn cứ chức năng triển khai các nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân Thành phố quy định tại Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 về ban hành Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão, bão mạnh - rất mạnh đổ bộ trực tiếp vào Thành phố; Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 về ban hành Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập lụt do mưa lớn, triều cường và xả lũ trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 về ban hành Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển, trong vùng nước cảng biển và công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2021 về ban hành Phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả động đất, sóng thần trên địa bàn Thành phố và Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2019 về ban hành Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống, xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn Thành phố.

    Tại Điều 27 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về trách nhiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, lốc, sét, mưa đá, sương mù như sau:

    - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    + Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện có sản xuất nông nghiệp thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn để phổ biến, cảnh báo tình hình thời tiết, thiên tai đến từng địa phương; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường nước trong ao, đầm nhằm hạn chế thay nước tránh lãng phí.

    + Thường xuyên kiểm tra hoạt động các công trình thủy lợi, các cống lấy nước đảm bảo điều kiện các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

    - Sở Tài nguyên và Môi trường

    + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

    + Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

    - Các lực lượng vũ trang, gồm Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Thành phố, Công an Thành phố triển khai công tác ứng phó, sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

    - Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ Thành phố và các bệnh viện triển khai công tác sơ cấp cứu, cứu thương, chữa trị người bị nạn do thiên tai gây ra.

    - Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi

    + Có biện pháp quản lý phân phối nước hợp lý, sử dụng nước tiết kiệm và có hiệu quả, cấp nước cho sinh hoạt và trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thường xuyên theo dõi, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, tham mưu, đề xuất các đơn vị chức năng xử lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định vào hệ thống công trình thủy lợi, gây ô nhiễm nguồn nước.

    + Thường xuyên kiểm tra, duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, đặc biệt là các cửa cống điều tiết để hạn chế thất thoát nguồn nước.

    + Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa trong việc tích trữ nước, mở nước đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất, ngăn mặn, có kế hoạch tích trữ nước trong nội đồng để tưới, giữ ấm, chống cháy, tiêu xả phèn, ô nhiễm.

    + Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và nhiên liệu sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

    - Tổng công ty cấp nước Sài Gòn - TNHH Một thành viên đảm bảo an toàn hệ thống, nguồn và lượng nước sạch cung cấp cho Thành phố; dự kiến các phương án tổ chức cung cấp nước sạch kịp thời cho người dân tại các khu vực bị mất nguồn nước và nguồn nước bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra.

    - Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện

    +  Triển khai kịp thời công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn mình quản lý.

    + Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và nhiên liệu sẵn sàng ứng phó kịp thời khi cần huy động.

    + Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước để đề phòng hiện tượng mùa khô và hạn hán kéo dài. Tổ chức thông báo rộng rãi cho Nhân dân biết về tình hình, diễn biến của thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn để chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học làm sạch môi trường nước trong ao, đầm nhằm hạn chế thay nước tránh lãng phí.

    + Các địa phương bị thiệt hại do thiên tai có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo cơ quan cấp trên kịp thời theo quy định.

    - Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn

    + Thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa bàn mình quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; những vấn đề vượt thẩm quyền, Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo giải quyết.

    + Ủy ban nhân dân các phường - xã - thị trấn bị thiệt hại do thiên tai có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo kịp thời cho cơ quan cấp trên theo quy định.

    Trách nhiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?

    Trách nhiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Sở Nông nghiệp có trách nhiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

    Tại Khoản 1 Điều 28 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

    - Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thường trực 24/24 giờ trong tất cả các ngày có dự báo cháy rừng từ cấp 3 trở nên, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; tiếp nhận tổng hợp tình hình, xử lý mọi thông tin về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đề xuất những phương án, xử lý kịp thời, hiệu quả.

    - Phối hợp với Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố trong việc chỉ huy, điều hành, huy động lực lượng, phương tiện kịp thời ứng cứu, chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn.

    Công an Thành phố có trách nhiệm phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn Hồ Chí Minh ra sao?

    Tại Khoản 2 Điều 28 Phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định 3843/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 quy định về trách nhiệm của Công an Thành phố trong phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

    (1) Triển khai thực hiện các nhiệm vụ:

    - Thành lập, quản lý hoạt động của các đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý của mình.

    - Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

    - Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng chuyên ngành; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cơ sở.

    - Kiểm tra việc thực hiện những yêu cầu, quy định về phòng cháy và chữa cháy, xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.

    - Đảm bảo an toàn về người và tài sản, an ninh trật tự tại khu vực xảy ra cháy rừng.

    (2) Phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc chỉ huy, điều hành, huy động lực lượng, phương tiện kịp thời ứng cứu, chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn.

     

    80
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ