Trách nhiệm của cơ quan trong việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Trách nhiệm của Cơ quan lập đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trong việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BTP có quy định về trách nhiệm của Cơ quan lập đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trong việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản như sau:
- Cơ quan lập đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh giá tác động của thủ tục hành chính, lấy ý kiến của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính.
- Tại Bộ Tư pháp, đơn vị lập đề nghị, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh giá tác động của thủ tục hành chính, lấy ý kiến của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và Văn phòng Bộ Tư pháp.
Trách nhiệm của cơ quan trong việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật trong việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BTP quy định về trách nhiệm của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật trong việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản như sau:
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản và soạn thảo dự án, dự thảo văn bản.
Trách nhiệm của Cơ quan thẩm định trong việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BTP quy định về trách nhiệm của Cơ quan thẩm định trong việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản như sau:
- Cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định quy định thủ tục hành chính theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính.
- Trong quá trình thẩm định, cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính có ý kiến tại cuộc họp thẩm định (trong trường hợp được mời tham gia họp thẩm định) hoặc ý kiến bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan thẩm định về việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản và dự án, dự thảo văn bản.
- Tại Bộ Tư pháp, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có ý kiến tại cuộc họp thẩm định (trong trường hợp được mời tham gia họp thẩm định) hoặc ý kiến bằng văn bản theo yêu cầu của đơn vị thẩm định về việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản và dự án, dự thảo văn bản do bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì lập đề nghị, soạn thảo văn bản. Văn phòng Bộ Tư pháp có ý kiến tại cuộc họp thẩm định (trong trường hợp được mời tham gia họp thẩm định) hoặc ý kiến bằng văn bản theo yêu cầu của đơn vị thẩm định về việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và quy định thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản và dự án, dự thảo văn bản do Bộ Tư pháp chủ trì lập đề nghị, soạn thảo văn bản.
- Trong trường hợp cần thiết, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định thủ tục hành chính để hoàn thiện nội dung thẩm định về quy định thủ tục hành chính trước khi gửi đơn vị thẩm định tổng hợp, hoàn thiện Báo cáo thẩm định.