Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ ở các cấp tham gia công tác xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thế nào?
Nội dung chính
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ ở các cấp tham gia công tác xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thế nào?
Căn cứ Điều 27 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở như sau:
(1) Nội dung tập huấn, bồi dưỡng
- Theo các chuyên đề trong Chương trình tập huấn, bồi dưỡng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan trung ương có liên quan ban hành;
- Các nội dung mới trong xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025.
(2) Đối tượng tập huấn, bồi dưỡng
- Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp (cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã…), bao gồm cả cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội; ưu tiên tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ tại các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng núi, ven biển và hải đảo, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số;
- Cán bộ quản lý, nghiên cứu, giảng dạy thuộc các Viện nghiên cứu, trường; cán bộ thuộc các cơ quan truyền thông (báo, đài phát thanh, truyền hình...).
(3) Hình thức thực hiện:
- Tập huấn, bồi dưỡng theo các khóa trực tiếp hoặc trực tuyến;
- Tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác;
- Tham quan, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài.
(4) Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (cấp tỉnh, huyện) xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng theo nhu cầu và phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương.
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ ở các cấp tham gia công tác xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Nâng cao nhận thức và chuyển đổi tư duy của người dân và cộng đồng về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi BNNPTNT?
Theo Điều 28 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định tập huấn, nâng cao nhận thức và chuyển đổi tư duy của người dân và cộng đồng về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới như sau:
(1) Nội dung tập huấn chính
- Các nội dung chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
- Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, gắn sản xuất với thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường và bảo vệ môi trường;
- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa dựa trên ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh; nông nghiệp thuận thiên;
- Xây dựng mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, mô hình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, môi trường) trong triển khai xây dựng nông thôn mới;
- Các nội dung về xây dựng nông thôn mới theo nhu cầu và điều kiện thực tiễn của từng địa phương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Đối tượng tập huấn
- Bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn; trưởng các đoàn thể trong thôn; thành viên Ban phát triển thôn và Ban giám sát cộng đồng;
- Cán bộ hợp tác xã nông nghiệp; tổ trưởng các tổ hợp tác nông nghiệp; chủ trang trại nông nghiệp; tổ khuyến nông cộng đồng;
- Nông dân tiêu biểu trên địa bàn.
- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức phi chính phủ, giám đốc hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi,…).
(3) Hình thức tập huấn
- Tập huấn theo các khóa tại chỗ trực tiếp hoặc trực tuyến;
- Các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm;
- Tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác.
(4) Các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn cụ thể theo nhu cầu và phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương.
Tập trung thông tin, truyền thông các nội dung về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi BNNPTNT?
Tại Khoản 1 Điều 29 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
- Các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là những nội dung mới, hướng đến hiệu quả, chất lượng, bền vững của Chương trình xây dựng nông thôn mới, chú trọng đến nâng cao năng lực, chất lượng sống, tri thức của người dân nông thôn;
- Các mô hình, cách làm chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn theo hướng từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát huy tính đa giá trị của nông nghiệp, nông thôn, phát triển bền vững, có trách nhiệm, thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ; phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp; tuyên truyền, phổ biến các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, truy suất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác, thông tin sản phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.