Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong tháng 11/2024 và 11 tháng năm 2024 theo đánh giá của Chính Phủ?
Nội dung chính
Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong tháng 11/2024 và 11 tháng năm 2024 theo đánh giá của Chính Phủ?
Ngày 10/12/2024, trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ, ý kiến các đại biểu dự họp và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2024, tổ chức vào ngày 07 tháng 12 năm 2024, Chính phủ đã thông qua Nghị Quyết 233/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2024.
Theo đó, tại Mục I Nghị Quyết 233/NQ-CP năm 2024, Chính phủ đã thống nhất đánh giá tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tháng 11/2024 và 11 tháng năm 2024, trong đó có đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô như sau:
Trong tháng 11, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều yếu tố bất định; xung đột quân sự, bất ổn chính trị gia tăng; tăng trưởng toàn cầu phục hồi chậm; các thách thức an ninh phi truyền thông tác động trực tiếp, đa chiều đến phát triển của nhiều quốc gia, khu vực. Ở trong nước, chính trị, xã hội cơ bản ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, nước ta tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn bởi tác động bên ngoài cũng như những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài, thiên tai, bão, lụt tiếp tục gây thiệt hại tại nhiều địa phương.
Trước bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, kịp thời, sâu sát, khoa học của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm; sự đồng hành của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự nỗ lực, đồng lòng của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và ủng hộ của bạn bè quốc tế; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương luôn bám sát thực tiễn, điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời quán triệt và triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực. Nhờ đó, kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024 tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực; dự kiến đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân xu hướng giảm dần, 11 tháng tăng 3,69% so với cùng kỳ. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định, được điều hành phù hợp với diễn biến thị trường; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm; an toàn hệ thống ngân hàng được bảo đảm. Thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 106,3% dự toán, tăng 16,1% so với cùng kỳ trong bối cảnh đã thực hiện miễn, giảm gia hạn khoảng 189 nghìn tỷ đồng thuế, phí, tiền sử dụng đất. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 11 tháng tăng lần lượt 15,4%, 14,4% và 16,4% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 24,31 tỷ đô la Mỹ (USD). Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép.
...
Như vậy, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong tháng 11/2024 và 11 tháng năm 2024 theo đánh giá trên.
Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam trong tháng 11/2024 và 11 tháng năm 2024 theo đánh giá của Chính Phủ? (Hình từ Internet)
Chỉ tiêu về kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 là gì?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Nghị Quyết 16/2021/QH15, chỉ tiêu về kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.700 - 5.000 USD.
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.
- Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm.
- Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%.
- Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7% GDP.