Thứ 6, Ngày 01/11/2024

Tính độc lập về mặt tổ chức của kiểm toán nội bộ được đảm bảo ra sao theo pháp luật hiện hành?

Tính độc lập về mặt tổ chức của kiểm toán nội bộ được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Tính độc lập về mặt tổ chức của kiểm toán nội bộ được đảm bảo ra sao theo pháp luật hiện hành?

    Tính độc lập về mặt tổ chức của kiểm toán nội bộ được quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư 8/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:

    Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho cấp có thẩm quyền trong đơn vị cho phép bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện các trách nhiệm của mình. Ít nhất mỗi năm một lần, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải xác nhận tính độc lập về mặt tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ với cấp quản trị cao nhất.

    Diễn giải chuẩn mực:

    Tính độc lập về mặt tổ chức đạt được một cách hiệu quả khi người phụ trách kiểm toán nội bộ báo cáo chuyên môn cho cấp quản trị cao nhất. Ví dụ báo cáo chuyên môn cho cấp quản trị cao nhất được thể hiện thông qua việc cấp quản trị cao nhất tham gia:

    - Phê duyệt quy chế kiểm toán nội bộ;

    - Phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro;

    - Phê duyệt ngân sách và kế hoạch nguồn lực kiểm toán nội bộ;

    - Nhận các báo cáo từ người phụ trách kiểm toán nội bộ về việc thực hiện kiểm toán nội bộ theo kế hoạch kiểm toán và các vấn đề khác có liên quan;

    - Phê duyệt các quyết định liên quan đến việc bổ nhiệm và miễn nhiệm vị trí người phụ trách kiểm toán nội bộ;

    - Phê duyệt mức lương của người phụ trách kiểm toán nội bộ;

    - Thực hiện các chất vấn cần thiết đối với ban điều hành cấp cao của đơn vị và người phụ trách kiểm toán nội bộ nhằm xác định liệu phạm vi kiểm toán có không phù hợp hay có tồn tại những hạn chế về nguồn lực kiểm toán nội bộ.

    5