Tiềm năng đất đai là gì? Bản đồ tiềm năng đất đai là gì?

Cho tôi hỏi tiềm năng đất đai là gì? Bản đồ tiềm năng đất đai là gì?

Nội dung chính

    Tiềm năng đất đai là gì?

    Căn cứ khoản 12 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT thì tiềm năng đất đai là khả năng về số lượng, chất lượng đất và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp.

    Tiềm năng đất đai là gì? (Ảnh từ internet)

    Bản đồ tiềm năng đất đai là gì?

    Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT thì bản đồ tiềm năng đất đai là bản đồ thể hiện việc phân bố các khoanh đất theo phân mức tiềm năng đất đai tại một thời điểm xác định.

    Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 6 Điều 14 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT thì xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai được quy định như sau:

    - Nhập kết quả tổng hợp xử lý thông tin tại khoản 4 Điều 13 của Thông tư này vào lớp thông tin đã xây dựng tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT

    - Xây dựng các lớp thông tin chuyên đề về chế độ nước, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường: chuyển ranh giới và nhập các thông tin thuộc tính vào các lớp thông tin tại các điểm g, h, i và k khoản 2 Điều 14 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT

    - Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề tại điểm b khoản này và điểm d khoản 4 Điều 14 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT để khoanh vùng, xây dựng lớp thông tin phân mức đánh giá tiềm năng đất đai;

    - Xây dựng các lớp thông tin chuyên đề tiềm năng đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất cho từng loại đất theo kết quả tổng hợp xử lý thông tin tại điểm g khoản 4 Điều 13 của Thông tư 11/2024/TT-BTNMT

    - Xuất dữ liệu phục vụ phân tích đánh giá tiềm năng đất đai, định hướng sử dụng đất;

    - Biên tập, xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ và in bản đồ.

    - Trình tự xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai minh họa chi tiết tại Sơ đồ số 03/CLĐ của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT

    Xây dựng dữ liệu về tiềm năng đất đai được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 7 Điều 14 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT thì xây dựng dữ liệu về tiềm năng đất đai được quy định như sau:

    - Chuẩn hóa dữ liệu liên quan đến chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo quy định của pháp luật về cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;

    - Quét các dữ liệu khác có liên quan.

    Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai cả nước được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 34 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT thì xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai cả nước được quy định như sau:

    - Tích hợp, tiếp biên bản đồ tiềm năng đất đai của các vùng kinh tế - xã hội tỷ lệ 1:250.000;

    - Tổng hợp, khái quát hóa các nội dung bản đồ tiềm năng đất đai của cả nước tỷ lệ 1:1.000.000;

    - Biên tập, xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ và in bản đồ tiềm năng đất đai cả nước.

    Tổng hợp, xử lý thông tin phục vụ đánh giá tiềm năng đất đai cho các loại đất hiện trạng và định hướng sử dụng đất được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định:

     Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp
    ...

    4. Tổng hợp, xử lý thông tin phục vụ đánh giá tiềm năng đất đai cho các loại đất hiện trạng và định hướng sử dụng đất

    a) Xác định và phân cấp đánh giá tiềm năng đất đai theo quy định tại Mục II Phần C của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) Xác định diện tích của mỗi loại đất trong từng khoanh đất điều tra;

    c) Tổng hợp kết quả điều tra về chế độ nước theo loại đất trong từng khoanh đất điều tra;

    d) Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế cho từng khoanh đất và từng khu vực trên địa bàn điều tra;

    đ) Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả xã hội cho từng khoanh đất và từng khu vực trên địa bàn điều tra;

    e) Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả môi trường cho từng khoanh đất và từng khu vực trên địa bàn điều tra;

    g) Tổng hợp, xử lý thông tin phục vụ đánh giá tiềm năng đất đai cho các loại đất phục vụ định hướng sử dụng đất.

     

    Như vậy, tổng hợp, xử lý thông tin phục vụ đánh giá tiềm năng đất đai cho các loại đất hiện trạng và định hướng sử dụng đất như sau:

    - Xác định và phân cấp đánh giá tiềm năng đất đai: Quá trình này có ý nghĩa quan trọng trong việc quy hoạch, sử dụng và quản lý tài nguyên đất đai một cách hiệu quả và bền vững. 

    - Xác định diện tích của mỗi loại đất trong từng khoanh đất điều tra: Bước này giúp thu thập thông tin chi tiết về diện tích của từng loại đất trong các khu vực điều tra cụ thể, từ đó tạo cơ sở để phân tích, đánh giá tiềm năng và xây dựng kế hoạch sử dụng đất phù hợp. 

    - Tổng hợp kết quả điều tra về chế độ nước theo loại đất trong từng khoanh đất điều tra: Đây là bước quan trọng trong việc đánh giá khả năng sử dụng đất cho các mục đích khác nhau, đặc biệt là trong nông nghiệp, thủy lợi, và bảo tồn môi trường. 

    - Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế cho từng khoanh đất và từng khu vực trên địa bàn điều tra: Kết quả đánh giá này giúp đưa ra những quyết định hợp lý về việc sử dụng đất, tối ưu hóa lợi ích kinh tế và phát triển bền vững.

    - Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả xã hội cho từng khoanh đất và từng khu vực trên địa bàn điều tra: Mục tiêu của bước này là đánh giá xem việc sử dụng đất có cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo việc làm, và thúc đẩy phát triển cộng đồng hay không.

    - Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả môi trường cho từng khoanh đất và từng khu vực trên địa bàn điều tra: Việc đánh giá này giúp xác định mức độ ảnh hưởng của các hoạt động sử dụng đất đến các yếu tố môi trường như chất lượng đất, nước, không khí, đa dạng sinh học, và hệ sinh thái.

    - Tổng hợp, xử lý thông tin phục vụ đánh giá tiềm năng đất đai cho các loại đất phục vụ định hướng sử dụng đất: Mục tiêu của bước này là đánh giá tổng thể tiềm năng của từng loại đất để đưa ra các định hướng sử dụng đất hiệu quả.

     

    8