Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
Nội dung chính
Thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
- Tại Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường quy định. Theo đó,
Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản 4, Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng được sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hoá và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá quy định tại khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) bao gồm:
- Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu;
- Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
- Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói”.
Căn cứ quy định nêu trên, các quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông đã được quy định rõ trong Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 và Nghị định số 69/2012/NĐ-CP cuả Chính phủ. Bạn có thể phân loại và nhận biết các loại túi nilong nào là đối tượng chịu thuế