Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thực vật rừng quý, hiếm có phải là lâm sản không? Khai thác thực vật rừng trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thế nào?

Lâm sản có bao gồm loài thực vật rừng quý, hiếm có không? Khai thác là gì? Việc khai thác thực vật rừng trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên như thế nào?

Nội dung chính

    Thực vật rừng quý, hiếm có phải là lâm sản không?

    Căn cứ khoản 14 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    14. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
    ...

    Theo đó, loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.

    Căn cứ khoản 16 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    16. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.
    ...

    Như vậy, loài thực vật rừng quý, hiếm là lâm sản.

    Thực vật rừng quý, hiếm có phải là lâm sản không? Khai thác thực vật rừng trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thế nào?

    Thực vật rừng quý, hiếm có phải là lâm sản không? Khai thác thực vật rừng trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thế nào? (Hình từ Internet)

    Khai thác là gì?

    Căn cứ khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 3 Nghị định 156/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7 bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP về giải thích từ ngữ quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    ...
    5. Khai thác chính là việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm mục đích kinh tế là chính, đồng thời bảo đảm phát triển, sử dụng rừng bền vững đã xác định trong phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật.
    6. Khai thác tận dụng là việc chặt hạ cây rừng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học; giải phóng mặt bằng dự án khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, tạm sử dụng rừng để thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện; thanh lý rừng trồng; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 51 Luật Lâm nghiệp.
    7. Khai thác tận thu là việc thu gom cây gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ bị đổ gãy, bị chết do tự nhiên hoặc do thiên tai; gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ bị cháy, khô, mục, cành, ngọn còn nằm lại trong rừng.
    ...

    Như vậy, khai thác được giải thích như sau:

    - Khai thác chính là hoạt động chặt hạ cây rừng nhằm mục đích kinh tế chủ yếu là lấy gỗ, đồng thời phải đảm bảo việc phát triển và sử dụng rừng bền vững, phù hợp với các nội dung đã được xác định trong phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật.

    - Khai thác tận dụng là :

    + Hoạt động chặt hạ cây rừng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh và nghiên cứu khoa học;

    + Giải phóng mặt bằng cho các dự án khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; tạm sử dụng rừng để thi công các công trình tạm phục vụ cho dự án lưới điện;

    + Thanh lý rừng trồng; cũng như xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển rừng.

    - Khai thác tận thu là hoạt động thu gom cây gỗ và thực vật rừng ngoài gỗ bị đổ gãy hoặc chết do tự nhiên hay thiên tai; đồng thời thu thập gỗ và thực vật rừng ngoài gỗ bị cháy, khô, mục, cùng với cành, ngọn còn sót lại trong rừng.

    Khai thác thực vật rừng thông thường trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thế nào?

    Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên quy định như sau:

    Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
    ...
    4. Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường
    a) Đối tượng: loài thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường;
    b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó;
    c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
    5. Khai thác động vật rừng thông thường
    a) Đối tượng: các loài động vật rừng thông thường;
    b) Điều kiện: chủ rừng phải có phương án khai thác động vật rừng thông thường.
    ...

    Như vậy, viêc khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm:

    - Đối tượng: Các loài thực vật rừng thông thường ngoài gỗ và các dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường.

    - Điều kiện: Việc khai thác phải đảm bảo sự phát triển bền vững của khu rừng, và sản lượng khai thác không được vượt quá lượng tăng trưởng tự nhiên của loài đó.

    - Phương thức khai thác: Chủ rừng tự quyết định phương thức khai thác, nhưng phải tuân thủ các điều kiện nêu trên nhằm bảo vệ tài nguyên và duy trì bền vững hệ sinh thái rừng.

    Còn viêc khai thác thực vật rừng thông thường trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm:

    - Đối tượng: Các loài động vật rừng thông thường.

    - Điều kiện: Chủ rừng phải xây dựng và có phương án khai thác cho các loài động vật rừng thông thường, đảm bảo tính bền vững và không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái rừng.

    9